Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp - Mẫu hướng dẫn xây dựng chi tiết

Tổng quan về bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều có bản sắc văn hóa riêng dựa trên giá trị và chuẩn mực của mình. Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp sẽ thước đo chuẩn mực để hướng dẫn nhân viên thực hiện công việc, công tác chuyên môn đúng đắn. Doanh nghiệp bạn hiện đã có chưa? 

Cùng CoDX tìm hiểu nguyên tắc xây dựng quy tắc ứng xử tại nơi làm việc và tài liệu mẫu từ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới nhé!

Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp là tập hợp các quy tắc ràng buộc hành vi của nhân viên và các mối quan hệ của họ trong tổ chức theo các giá trị mà một tổ chức coi là quan trọng và tin rằng đó là nền tảng cho hoạt động thành công của họ.

Bộ quy tắc ứng xử không phải một loại tài liệu ràng buộc về mặt pháp lý.

Hiện nay tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn đều đang cố gắng xây dựng cho mình một bộ quy tắc ứng xử trong nội bộ một cách hoàn chỉnh và yêu cầu nhân viên tuân thủ các nguyên tắc được nêu ra trong văn bản này.

Bộ quy tắc ứng xử tại nơi làm việc của các tập đoàn lớn [Tải miễn phí]

Trên thực tế, ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy tắc ứng xử thường tồn tại dưới dạng “không thành văn”. Ngược lại, chúng lại rất được quan tâm và chú trọng thực hiện tại các tập đoàn lớn. 

Dưới đây là 9 mẫu bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp của 9 tập đoàn lớn hàng đầu thế giới: 

  • Quy tắc ứng xử của Vinamilk
  • Quy tắc ứng xử của FPT
  • Quy tắc ứng xử của Coca-cola
  • Quy tắc ứng xử của Novagroup
  • Quy tắc ứng xử của Hempel
  • Quy tắc ứng xử của Bolloré
  • Quy tắc ứng xử của Abbott
  • Quy tắc ứng xử của Petrolimex
  • Quy tắc ứng xử của Unilever

Tài liệu xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp

bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp

Tùy vào bản sắc văn hóa và mong muốn của bộ phận lãnh đạo, mỗi một doanh nghiệp sẽ có một bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp riêng nhưng chung quy sẽ có những quy tắc chính theo mẫu dưới đây:

  • Ứng xử trong điều hành và thực thi công việc
  • Ứng xử trong sử dụng và bảo quản tài sản
  • Ứng xử trong bảo mật thông tin
  • Ứng xử khi đi công tác
  • Ứng xử đối với nơi làm việc, cảnh quan môi trường
  • Cách chào hỏi
  • Cách thức giới thiệu và tự giới thiệu
  • Cách thức bắt tay
  • Cách sử dụng danh thiếp
  • Văn hoá nói chuyện và trao đổi
  • Nghi thức hội họp
  • Nghi thức hội đàm, ký kết, tổ chức tiệc chiêu đãi
  • Nghi thức ngồi trên xe ô tô
  • Luôn tìm cách gần gũi khách hàng: Nhân viên kinh doanh hiện nay là những “chú ong thợ” ngày ngày đi tìm kiếm những khách hàng để giới thiệu và bán sản phẩm. Bạn cần xác định khách hàng tiềm năng của sản phẩm, xây dựng kế hoạch chinh phục khách hàng, dành thời gian quan tâm và gặp gỡ các khách hàng cũ.
  • Chúng ta bán dịch vụ hoàn hảo: Bạn phải tâm niệm như vậy trong suốt quá trình bán hàng nhằm đưa tới cho khách hàng một sản phẩm và dịch vụ tốt. Bạn cần tham khảo Quy trình bán hàng của Khối kinh doanh.
  • Chăm sóc khách hàng là hoạt động then chốt: Chăm sóc khách hàng là một việc làm cho khách hàng hoàn toàn hài lòng về công ty. Việc khách hàng hoàn toàn hài lòng sẽ tăng uy tín của công ty bởi vì một khách hàng hài lòng sẽ nói cho ít nhất 10 người khác nghe. Là nhân viên bạn phải đọc và hiểu rõ Quy trình chăm sóc khách hàng để áp dụng vào thực tế.
  • Sự hài lòng của khách hàng được bắt đầu từ lúc bạn tươi cười chào đón họ. Nụ cười của bạn sẽ giúp khách hàng thoải mái và cảm thấy gần gũi với bạn. Bằng quan hệ thân thiện, bạn có thể xây dựng niềm tin cho khách hàng thông qua sản phẩm/dịch vụ mà công ty cung cấp. Có thể viết thư hoặc tặng quà cho khách hàng vào các ngày quan trọng như: ngày sinh nhật, ngày cưới,…
  • Luôn đánh giá sự hài lòng của khách hàng: Sự hài lòng của khách hàng sẽ phản ánh những nỗ lực của bạn trong quá trình kinh doanh sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
  • Nghệ thuật lắng nghe khách hàng: Khi khách hàng phàn nàn, bạn cần phải không nổi nóng hoặc khó chịu; lắng nghe khách hàng và ghi chép chi tiết; giải thích, nhận lỗi (nếu có) và giải pháp;
  • Tách khách hàng phàn nàn ra khỏi đám đông: mời vào phòng riêng để trao đổi, tự tay rót nước mời khách là cử chỉ thân thiện,..
  • Nếu có thể, hãy kết luận và giải quyết ngay,
  • Liên lạc với khách hàng phàn nàn để cảm ơn sau khi đã giải quyết xong
  • Các cán bộ nhân viên khi gặp nhau phải chào hỏi lịch sự, đúng mực.
  • Tin tưởng, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, chân thành hợp tác và gắn bó tập thể nhằm xây dựng đơn vị đoàn kết, môi trường làm việc thân thiện.
  • Lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp của đồng nghiệp. Chân thành và thẳng thắn khi góp ý hay có bất đồng với đồng nghiệp….

Đối với lãnh đạo với nhân viên:

  • Lãnh đạo tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp nhằm tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát triển và có cơ hội thăng tiến
  • Lãnh đạo tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp nhằm tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát triển và có cơ hội thăng tiến.
  • Lãnh đạo phải biết lắng nghe đề xuất và các ý kiến phản hồi của nhân viên; biết khen, khuyến khích động viên, phê bình nhân viên đúng lúc, đúng chỗ.
  • Lãnh đạo phải đáp lại bằng cử chỉ chào hỏi thân thiện (hoặc có thể gật đầu mỉm cười đáp lại) khi nhân viên cấp dưới chào mình…

Nhân viên đối với Lãnh đạo:

  • Nhân viên phải tự khẳng định được vai trò của mình, phải trở thành người hỗ trợ đắc lực cho lãnh đạo
  • Giữ thái độ nghiêm túc, lịch sự, tôn trọng khi giao tiếp với Lãnh đạo.
  • Chấp hành nghiêm túc các ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện mọi nhiệm vụ được phân công.
  • Tôn trọng ý kiến của cấp trên.
  • Giữ gìn và bảo vệ uy tín, danh dự của cấp trên. Khi có ý kiến đóng góp cần trình bày trực tiếp, thẳng thắn và thiện chí.
  • Khi thực hiện quyết định của cấp trên, nếu phát hiện quyết định đó trái pháp luật, làm ảnh hưởng tới lợi ích chung, hoặc không phù hợp với thực tế thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định…

Nhân viên phải giữ gìn cảnh quan nơi làm việc sạch đẹp, văn minh

  • Đối với nơi làm việc
  • Đối với cảnh quan môi trường

Tùy thuộc vào đặc thù công ty, bộ quy tắc văn hoá doanh nghiệp sẽ bao gồm:

  • Đối với các bộ, ngành, cơ quan chức năng
  • Đối với cán bộ, công nhân viên của bộ, ngành, các cơ quan chức năng
  • Đối với nền kinh tế
  • Đối với quốc gia

Đây là phương án mà các doanh nghiệp thường áp dụng như là một chiến lược nhằm tìm kiếm lợi nhuận dài hạn, đi cùng với phúc lợi xã hội cũng như bảo vệ môi trường, được thể hiện qua các mặt:

  • Bảo vệ môi trường
  • Đóng góp cho cộng đồng xã hội
  • Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp
  • Bảo đảm an toàn và lợi ích cho người tiêu dùng
  • Quan hệ tốt với người lao động

Hầu hết các công ty đều giao cho bộ phận nhân sự xây dựng bộ quy tắc ứng xử. Điều này khiến cho quá trình hình thành và thống nhất sẽ trở nên rất khó khăn, thậm chí còn đi lạc do không có định hướng.

Tầm quan trọng của bộ quy tắc ứng xử tại nơi làm việc

bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp

  • Kim chỉ nam cho văn hóa nội bộ thông qua các quy tắc để định hướng hành động và phong cách hành xử theo văn hóa công ty mong đợi. Các hành vi ứng xử này chính là một phần của văn hóa mà doanh nghiệp đang hướng tới.
  • Đảm bảo kỷ luật một cách tốt nhất khi mà bộ quy tắc ứng xử tại nơi làm việc yêu cầu tất cả mọi người (mọi cấp bậc) trong tổ chức phải thực hiện đúng các quy tắc không trốn tránh cũng như phải giải thích được một cách tường tận về lỗi lầm hay sự thiếu sót của họ trong công việc. Điều này cũng góp phần giữ cho công ty được minh bạch, tránh vi phạm pháp luật.
bộ quy tắc ứng xử tại nơi làm việc
  • Gia tăng uy tín thương hiệu bởi những cam kết công khai được thể hiện qua bộ quy tắc. Khi doanh nghiệp thực hiện minh bạch các chuẩn mực đạo đức của xã hội thì danh tiếng và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp sẽ không người được vang danh.
  • Gắn kết nhân viên bằng cách tạo sự đồng nhất trong cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi nhân viên phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau, chính bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp là yếu tố giúp mọi người hòa nhập và thống nhất.
  • Tạo sự tin tưởng cho khách hàng bởi họ đánh giá cao sự chuyên nghiệp và tôn trọng khách hàng của doanh nghiệp. Điều này khuyến khích lòng trung thành và giữ chân khách hàng tốt hơn.
bộ quy tắc ứng xử tại nơi làm việc

Đối với nhân viên

bộ quy tắc ứng xử tại nơi làm việc
  • Công cụ đảm bảo tính công bằng bởi ai cũng như ai, yêu cầu tuân thủ theo bộ quy tắc, duy trì đạo đức, loại bỏ lạm quyền, tham ô, tư lợi.
  • Định hướng cho các quyết định bằng các văn bản hướng dẫn và tài liệu chi tiết cụ thể ngay cả khi nhân viên vừa mới hội nhập. Giúp nhân viên nhanh chóng hiểu được giá trị cốt lõi, định hướng của doanh nghiệp, có phong cách hành xử đúng đắn.
  • Minh bạch trong việc đánh giá chuẩn mực hành vi đạo đức, nhân viên biết khi nào mình vi phạm, khi nào mình tuân thủ hoặc vượt ngưỡng xứng đáng được khen thưởng.

5 Nguyên tắc xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp chuẩn

Đầy đủ các nội dung cần thiết

Trong bộ quy tắc ứng xử tại nơi làm việc, doanh nghiệp nên thể hiện đầy đủ những nội dung sau:

  • Thông điệp cá nhân của lãnh đạo cao nhất về cam kết liêm chính của doanh nghiệp;
  • Lý do doanh nghiệp cần bộ quy tắc ứng xử;
  • Các giá trị cốt lõi, tầm nhìn và sứ mệnh/định hướng chiến lược;
  • Giá trị và nguyên tắc kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Hành vi được chấp nhận và không được chấp nhận;
  • Các bước hành động trong hoàn cảnh gặp tình huống rủi ro tham nhũng;
  • Cách thức và quy trình tìm kiếm chỉ dẫn hoặc giải pháp cụ thể; địa chỉ khi cần tư vấn;
  • Các hình thức khen thưởng khi tuân thủ tốt và kỷ luật khi vi phạm;

Xây dựng dựa trên sứ mệnh và giá trị cốt lõi

Trước tiên, tìm các yếu tố trong sứ mệnh của doanh nghiệp có thể củng cố các quy tắc của bạn khi xây dựng các hành vi đạo đức. Ví dụ như:

  • Mục đích của doanh nghiệp? (thường là phi lợi nhuận, hướng tới cộng đồng)
  • Điều gì làm cho tổ chức của bạn khác biệt? (dịch vụ, giá cả,…)
  • Các mối quan hệ (khách hàng, nhân viên, cổ đông,…) nên được đối xử như thế nào?
  • Còn điều gì khách quan trọng với tổ chức của bạn? (mục tiêu phi lợi nhuận như trách nhiệm với xã hội hoặc môi trường)

Tiếp theo, xem lại các giá trị của tổ chức để đảm bảo rằng Bộ quy tắc sẽ phù hợp và duy trì được lâu dài, vì các giá trị của tổ chức rất khó thay đổi. Những giá trị quan trọng và nên được đặt lên hàng đầu như:

  • Trách nhiệm giải trình: gồm nhiệm vụ của cá nhân trong việc chịu trách nhiệm về hành động của mình cũng như cam kết của công ty trong việc đáp ứng mong đợi của khách hàng về chất lượng và dịch vụ của sản phẩm.
  • Quyền công dân: Đề cập đến việc đảm bảo các điều luật và quy định cơ bản của nhà nước, nhưng cũng bao gồm cả việc theo đuổi mục tiêu xã hội như sức khỏe hoặc môi trường.
bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp
  • Sự chính trực: Áp dụng cho các mối quan hệ với nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý.
  • Tính công bằng và minh bạch: Trong tất cả các khía cạnh doanh nghiệp, từ những cam kết của doanh nghiệp như trong tuyển dụng không phân biệt đối xử đến việc cấm nhận quà tặng, hay việc các nhà cung cấp muốn được ưu tiên hơn trong việc thanh toán.

Bắt đầu từ lãnh đạo đến toàn công ty

Hầu hết các công ty đều giao cho bộ phận nhân sự xây dựng bộ quy tắc ứng xử. Điều này khiến cho quá trình hình thành và thống nhất trở nên rất khó khăn, thậm chí còn đi lạc không có định hướng.

Việc bắt đầu từ bộ phận lãnh đạo – những người có năng lực và kinh nghiệm, hiểu sâu rộng về giá trị văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp bộ quy tắc đi đúng hướng ngay từ ban đầu và rút ngắn thời gian xây dựng hơn.

Trong những trường hợp cần thiết, bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp nên tham vấn ý kiến từ luật sư hoặc nhân viên pháp lý. Điều này thường có ở các công ty lớn, hoặc doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn bởi loại hình xã hội và môi trường, hay là một công ty bị ràng buộc bởi các chính sách trách nhiệm pháp lý nghiêm ngặt.

Cách làm này sẽ đảm bảo sự nhất quán trong việc xây dựng và quan trọng nhất là thể hiện sự thống nhất.

bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp

Trình bày ngắn gọn, xúc tích, đầy đủ, logic và khoa học

Đây là yêu cầu cần có đối với bất kỳ văn bản được ban hành công khai, bộ quy tắc ứng xử cũng không ngoại lệ. Hơn thế, tài liệu này yêu cầu phải có độ chặt chẽ cao. Bởi nó mang nội dung ảnh hưởng đến những người tương tác với doanh nghiệp – bao gồm nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, cổ đông,… và còn là hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.

Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp phải dễ hiểu

Sẽ không có một khuôn mẫu nhất định bắt buộc trong việc trình bày, những lưu ý dưới đây sẽ rất hữu ích để cho ra một bộ quy tắc dễ hiểu và dễ theo dõi:

  • Ngôn ngữ tích cực, truyền cảm hứng, có tính bao hàm
  • Không nên tạo ra bộ quy tắc với một danh sách dài những điều bị cấm đoán
  • Cung cấp các tài liệu tham khảo giải thích chi tiết hoặc những chính sách cụ thể kèm theo

Không chỉ tạo ra một nền tảng văn hóa mạnh mẽ, bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp xây dựng niềm tin giữa tổ chức và nhân sự nội bộ. Mong rằng qua bài viết trên đã giúp bạn định hình như thế nào là một bộ quy tắc ứng xứ tại nơi làm việc, từ đó xây dựng riêng cho tổ chức một bộ quy tắc  phù hợp nhất. 

Về CoDX:

“CoDX là giải pháp phần mềm tâm huyết của đội ngũ chuyên gia bằng kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất và thấu hiểu nhu cầu càng cao trong Trải nghiệm người dùng. CoDX phá bỏ lối mòn từ hệ thống quản trị nghiệp vụ khô khan và trở thành công cụ xây dựng cho doanh nghiệp môi trường làm việc nhóm tương tác trên không gian chung. Nơi mà mọi người dùng hệ thống được Cộng tác – Gắn kết & Phát triển”.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh

Chia sẻ bài viết:

Bài viết liên quan
Popup - Trải nghiệm
Chọn phần mềm muốn trải nghiệm:

Đừng vội rời trang!

Bạn có muốn trải nghiệm phần mềm CoDX?