chuyển đổi số ngành F&B

Chuyển đổi số trong ngành F&B

F&B (Food and Beverage) được biết đến là loại hình dịch vụ ẩm thực trong nhà hàng, khách sạn, khu du lịch và quầy ăn uống. Đây là một trong những ngành kinh tế quan trọng và còn nhiều tiềm năng phát triển. Song cũng là một thị trường cạnh tranh khốc liệt với nhiều doanh nghiệp lớn.

1. Xu hướng chuyển đổi số phổ biến ở các doanh nghiệp F&B Việt Nam

chuyển đổi số ngành F&B
Bóng ma Covid-19 đã mang tới thách thức của ngành F&B không hề nhỏ. Không được mở cửa, giới hạn số lượng phục vụ, nhu cầu ăn uống vui chơi hạn chế,… và cả bài toán chi phí thuê mặt bằng, thuê nhân viên, nguyên vật liệu,… Nhiều doanh nghiệp rơi vào trạng thái “ngủ đông” tạm ngừng cung cấp dịch vụ hoặc chỉ duy trì ở mức 20% hoạt động, giảm thiểu tối đa chi phí mặt bằng và nhân lực; thậm chí không ít doanh nghiệp phải đóng cửa.
chuyển đổi số ngành F&B

Cùng với bán lẻ, F&B là ngành áp dụng “số khổ” nhất do nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng không ngừng thay đổi. Hàng loạt xu hướng mới bùng nổ như:

  • Booking online: Đặt hàng online;
  • Home delivery: Giao hàng tại nhà;
  • Pick-up: Mua đồ mang đi;
  • Transfer money: Thanh toán chuyển khoản;
  • eWallet: Ví điện tử;

>>>Xem thêm: 04 mô hình doanh nghiệp gắn với chuyển đổi số

Nhanh chóng chuyển đổi số “tái tạo” là điều các doanh nghiệp F&B đang phải làm để bản thân trở nên “dẻo dai” hơn. Những xu hướng chuyển đổi số thường thấy ở các doanh nghiệp F&B Việt Nam là:

Thay đổi phương thức bán hàng

Đặt hình thức bán hàng online ngang hàng với bán hàng truyền thống là điều đầu tiên các doanh nghiệp F&B làm để cứu vớt doanh thu. Nếu các ông lớn tự mình xây dựng hệ thống đặt hàng – thanh toán online riêng, thì các doanh nghiệp F&B vừa và nhỏ kết thân với các nền tảng đặt đồ ăn như: Grab Food, Shopee Food, Beamin,… vừa tiết kiệm chi phí, vừa mở rộng thị phần và tiếp cận tối đa khách hàng tiềm năng.

chuyển đổi số ngành F&B
Golden Gate – ông chủ của nhiều thương hiệu lớn như Gogi, Kichi – Kichi, Manwah, Hutong,… – đã phá lệ mở website bán hàng trực tuyến, giao hàng tận nơi và thậm chí còn cho mượn vỉ nướng, bếp chuyên dụng để khách hàng tự nấu lẩu, nướng tại nhà. Hình thức bán hàng này đạt mức tăng trưởng 200% chỉ sai 2 tuần triển khai.
chuyển đổi số ngành F&B

Tối ưu hoạt động bán hàng truyền thống

Hầu hết các doanh nghiệp F&B hiện nay đều có 1 hệ thống quản lý POS để hỗ trợ bán hàng trực tiếp. Nhiều doanh nghiệp còn có thêm hệ thống quản lý nhà hàng (order, thu chi, nguyên liệu,…)
chuyển đổi số ngành F&B
Menu điện tử tương tác, trực tiếp với khách hàng bằng Chatbot, hệ thống đặt bàn tự động tại Google Booking hoặc Opentable,… đang là các tiện ích công nghệ được áp dụng phổ biến để giúp khách hàng có những trải nghiệm tuyệt vời hơn khi đến cửa hàng.

Thanh toán linh hoạt, nhanh chóng

Thanh toán chuyển khoản, trả qua thẻ hay qua ví điện tử đều là những hình thức không mới nhưng chỉ thực sự được áp dụng “đại trà” sau đại dịch và ở các thành phố lớn.

Tuy nhiên các hình thức thanh toán không tiền mặt này sẽ nhanh chóng phủ kiến Việt Nam nhanh thôi vì tính tiện lợi của nó.

Việt Nam có gần 50 ngân hàng và ngân hàng nào cũng có thể thực hiện thanh toán nếu tài khoản có đăng ký Internet Banking, ngoài ra còn có các loại thẻ như Visa, Master Card,… Ví điện tử phổ biến được ứng dụng nhiều phải kể đến Mono. Zalo Pay, Viettel Pay,…

Phủ sóng mạnh mẽ qua tiếp thị kỹ thuật số

Số lượng khách hàng truy cập internet để tìm kiếm thông tin về nhà hàng, quán ăn, quán cafe ngày càng tăng và gần như trở thành thói quen mới. Nếu doanh nghiệp bỏ lỡ môi trường này tức là đã bỏ lỡ cơ hội để tiếp cận các khách hàng tiềm năng của mình.

Ngoài các hình thức phổ biến thường thấy như hệ thống nhận diện thương hiệu điện tử, website, các kênh social, quảng cáo kỹ thuật số,… nhiều doanh nghiệp F&B hiện nay chú trọng hơn vào các hệ thống thực hiện Digital Marketing tự động, có thể quản lý và phân tích dữ liệu hành vi khách hàng như CRM, cùng với những nội dung truyền thông tạo xu hướng, nắm bắt theo nhu cầu của khách hàng.

chuyển đổi số ngành F&B

Các công vụ Digital Marketing thường được sử dụng trong ngành F&B:

  • Mobile Ads và Google Adwords
  • Video Marketing
  • PR trên các báo điện tử
  • Đặt banner trên các website lớn
  • Trào lưu check-in
  • Hashtag trending

2. Gợi ý lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp F&B

chuyển đổi số ngành F&B

Bản thân ngành F&B đã có tính cạnh tranh cao, tốc độ đào thải nhanh chứ không cần đến Covid-19 để sàng lọc những doanh nghiệp yếu, kém. Doanh nghiệp của bạn đã áp dụng những hoạt động chuyển đổi số phổ biến ở trên chưa? Nếu chưa thì thật nguy hiểm vì bạn đang ở rìa ranh giới đào thải. Còn nếu rồi, thì thật tốt, nhưng vẫn chưa đủ để giành lợi thế cạnh tranh và làm chủ thị trường.

Chúng ta đang ở một thời kỳ mà thị trường thay đổi với tốc độ chóng mặt. Người tiêu dùng đang yêu cầu chúng ta tự làm mới mình, linh hoạt với mọi nhu cầu thị trường để tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn. Đừng vội chạy theo trend, đừng vội để khách hàng dẫn dắt, mắm bắt hành vi khách hàng và trở thành người dẫn dắt thị trường.

Bắt đầu từ việc xác định lại mô hình kinh doanh và chiến lược chuyển đổi số phù hợp, cần nhìn nhận lại những vấn đề, thiếu sót của mình để đưa ra định hướng phát triển bền vững trong dài hạn:

  • Ứng dụng công nghệ như thế nào trong phương thức sản xuất – kinh doanh và tiếp cận với khách hàng.
  • Rà soát, hoàn thiện các quy trình để quản lý kinh doanh tốt hơn, nhân lực tinh giản, hoạt động hiệu quả hơn.
  • Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nguồn khách hàng trung thành, giảm giá bán, tiết giảm chi phí tối đa.
chuyển đổi số ngành F&B
 Giai đoạn 1Giai đoạn 2Giai đoạn 3
Thực trạng
  • Doanh số không tăng trưởng
  • Chật vật tìm khách hàng
Tăng trưởng doanh thu và khách hàngỔn định tăng trưởng và chiếm lĩnh thị trường ngách
Mục tiêuThay đổi và tối ưu cấu trúc kinh doanh
  • Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
  • Cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng
Tạo nên hệ sinh thái mới. mở rộng thị trường
Giải pháp phù hợp
  • Quản lý đơn hàng bán
  • Chính sách bán hàng
  • Quản lý giao hàng
  • Kế hoạch mua hàng
  • Quản trị tồn kho
  • Tổng đài chăm sóc khách hàng
  • Social marketing
  • Quản lý sự kiện
Giải pháp kèm theo
  • Quản lý cơ hội bán hàng
  • Quản lý quan hệ khách hàng
  • Quản lý hàng mua
  • Quản lý chất lượng mua hàng
Giải pháp mạng xã hội doanh nghiệpGiải pháp quản trị tài chính

Giai đoạn 1:

Thực trạng
  • Doanh số không tăng trưởng
  • Chật vật tìm khách hàng
Mục tiêuThay đổi và tối ưu cấu trúc kinh doanh
Giải pháp phù hợp
  • Quản lý đơn hàng bán
  • Chính sách bán hàng
  • Quản lý giao hàng
  • Kế hoạch mua hàng
  • Quản trị tồn kho
  • Tổng đài chăm sóc khách hàng
  • Social marketing
  • Quản lý sự kiện
Giải pháp kèm theo
  • Quản lý cơ hội bán hàng
  • Quản lý quan hệ khách hàng
  • Quản lý hàng mua
  • Quản lý chất lượng mua hàng

 

Giai đoạn 2:

Thực trạngTăng trưởng doanh thu và khách hàng
Mục tiêu
  • Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
  • Cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng
Giải pháp phù hợp
Giải pháp kèm theo

Giải pháp mạng xã hội doanh nghiệp

 

Giai đoạn 3:

Thực trạngỔn định tăng trưởng và chiếm lĩnh thị trường ngách
Mục tiêuTạo nên hệ sinh thái mới. mở rộng thị trường
Giải pháp phù hợp
Giải pháp kèm theoGiải pháp quản trị tài chính

3. Giải pháp chuyển đổi số dành riêng cho các F&B vừa và nhỏ

chuyển đổi số ngành F&B

Theo báo cáo của D’Corp, cả nước hiện có khoảng 540.000 cửa hàng ăn uống, trong đó có 278.424 mô hình quy mô siêu nhỏ, 153.576 quy mô nhỏ, 34.128 quy mô vừa và 73.872 quy mô lớn.

Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài chính luôn là bài toán khó. Tiềm năng phát triển mạnh mẽ khi có sự hỗ trợ của công nghệ doanh nghiệp nào cũng đã thấy, nhưng làm sao “chơi lớn” khi mà nguồn lực không đáp ứng được?

Khi không đủ tiềm lực để đầu tư một hệ thống hoàn chỉnh, chúng ta vẫn còn con đường khác để chuyển đổi số. Đó là sử dụng hệ thống chuyển đổi SaaS. Hành trình chuyển đổi số đơn giản theo yêu cầu. Chi phí cực kỳ thấp – Hiệu quả từng nghiệp vụ theo lộ trình. Doanh nghiệp không cần triển khai nhiều phần mềm bởi mỗi hệ thống chỉ giải quyết một nghiệp vụ trong vận hành.

Việc tìm kiếm một phần mềm cho thuê chưa bao giờ là dễ dàng như hiện nay. Tuy nhiên quá nhiều hệ thống phân mảnh, quá nhiều hệ thống không đáp ứng nghiệp vụ chuyên sâu khi vận hành thực tế. Chi phí thuê phần mềm không chỉ gồm giá trị thuê mà còn chi phí nhân viên sủ dụng vận hành. CoDX tự tin đem đến các giá trị khác biệt.

CoDX giúp bạn quản trị liên tục và toàn diện trong toàn tổ chức dù bạn là doanh nghiệp chỉ vài nhân viên hay lên đến hàng nghìn nhân viên.

CoDX có đầy đủ các nhóm quản trị giúp doanh nghiệp F&B quản trị liên tục và toàn diện, bao gồm: Mạng xã hội doanh nghiệp, Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị tài chính, Quản trị khách hàng, Quản trị sản xuất. Tùy theo nhu cầu và tài chính mà doanh nghiệp chọn nhóm quản trị và phân hệ quản trị phù hợp.

Đặc biệt doanh nghiệp được trải nghiệm trước khi đăng ký thuê mà không cần tích hợp thanh toán. Liên hệ dùng thử ngay qua:

Với việc áp dụng công nghệ, thiết bị điện tử và thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì chuyển đổi số trong ngành F&B sẽ sớm mang lại nhiều kết quả tích cực. Nếu doanh nghiệp không chủ động thích nghi và nắm bắt cơ hội thì việc bị tụt lại phía sau là điều tất yếu.

Chia sẻ bài viết:

Bài viết liên quan