Vai Trò Của Bộ Phận Nhân Sự Trong Chuyển Đổi Số Doanh Nghiệp

Ở bài viết “Nhiệm vụ chuyển đổi số trong doanh nghiệp là của ai?” đã chỉ rõ nhiệm vụ của các bộ phận trong quá trình chuyển đổi số tại doanh nghiệp.

Trong đó, HRBP sẽ là cầu nối và bộ phận HR sẽ triển khai các chiến dịch chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp. Họ là một yếu tố trọng yếu cho sự thành công của quá trình chuyển đổi số.

Cụ thể hơn về vai trò của bộ phận nhân sự trong chuyển đổi số doanh nghiệp, CoDX dành riêng một bài viết để chúng ta cùng thảo luận về vấn đề này.

Vai trò của bộ phận nhân sự trong chuyển đổi số doanh nghiệp

Khi ban lãnh đạo chưa đề ra chiến lược chuyển đổi số trong quản trị nhân sự, bộ phận HR là người được tiếp cận với các giải pháp số. Điều HR cần làm là tiên phong trong công cuộc vận động số hóa doanh nghiệp.

Từ những nhiệm vụ thường ngày nhưng điều chỉnh thích nghi và vận động nhân viên các phòng ban khác cùng thích nghi. Ví dụ như:

Xây dựng trang web tin và social network để tuyển dụng, tiếp nhận hồ sơ qua mail thay vì dán thông báo hay nhận hồ sơ giấy như trước.

  • Ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự để quản lý hồ sơ nhân viên điện tử, chấm công tính lương,… Rồi hướng dẫn nhân viên tự cập nhật thông tin cá nhân lên hồ sơ nhân sự trên phần mềm quản lý nhân sự, hướng dẫn nhân viên tạo lịch nghỉ phép, đăng ký làm thêm,… trên phần mềm.
  • Theo dõi nhân viên từ xa bằng các kênh giao tiếp trực tuyến riêng qua các mạng xã hội phổ biến (zao, skype, telegram,..) hay các workplace nội bộ.
  • Lập trình chế độ phúc lợi linh hoạt theo nhu cầu, tập trung đáp ứng lương cảm xúc
  • Mở rộng đào tạo nội bộ bằng elearning, thi trực tuyến, họp hành trực tuyến.

Đến các nhiệm vụ mới hình thành. Ví dụ như:

  • Khảo sát mức độ hài lòng, khả năng thích nghi của nhân viên trước các thay đổi và các công nghệ được ứng dụng.
  • Kết nối các phòng ban và phát triển các chương trình nhân sự đặc biệt để nâng cao trải nghiệm nhân viên theo văn hóa mới.

Cùng công nghệ và tài chính, con người chính là 3 yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số trong quản trị nhân sự. Mà bộ phận HR có thể tác động đến yếu tố này bằng cách thay đổi thói quen cũ, hình thành văn hóa mới, theo dõi quá trình ứng dụng công nghệ, đưa ra các điều chỉnh quan trọng,…

HRBP là gì? Vai trò của HRBP trong chuyển đối số doanh nghiệp

HRBP là viết tắt của cụm từ Human Resource Business Partner, có nghĩa là Nhân sự – đối tác chiến lược kinh doanh.

HRBP thực chất là một chuyên viên của bộ phận HR được giải phóng khỏi các nhiệm vụ hành chính thông thường. Thay vì làm việc như một người cung cấp dịch vụ nhân sự, họ đảm nhận các nhiệm vụ có tầm quan trọng chiến lược đối với công ty. Muốn đạt được vị trí này, chuyên viên HR phải đáp ứng các năng lực:

  • Năng lực 1: Hiểu về mô hình kinh doanh, chuỗi giá trị của Bus (Business Unit – đơn vị kinh doanh chiến lược)
  • Năng lực 2: Tư vấn thiết lập cấu trúc tổ chức & chiến lược nguồn lực của BUs
  • Năng lực 3: Xây dựng kế hoạch nguồn lực, phỏng vấn tuyển dụng
  • Năng lực 4: Tư vấn xây dựng hệ thống quản lý thành tích
  • Năng lực 5: Xây dựng hệ thống Career Development (lộ trình phát triển sự nghiệp)
  • Năng lực 6: Hiểu và vận dụng Total Reward (hệ thống đãi ngộ bao gồm các chính sách lương thưởng)
  • Năng lực 7: Xây dựng đối tác vững mạnh

Trong công tác chuyển đổi số trong quản trị nhân sự, các HRBP có nhiệm vụ tuyên truyền văn hóa công ty, các quy định, quy trình làm việc và các chính sách đến nhân viên. Khi có sự thay đổi về các quy định hay chính sách đó, họ cập nhật và gửi thông tin tới toàn bộ nhân viên.

Đồng thời, mục tiêu của phòng hành chính nhân sự là giám sát nhân viên trong suốt quá trình thay đổi thích nghi, để phản ứng nhanh chóng, có các điều chỉnh kịp thời nhất, tránh tối đa các rủi ro có thể xảy ra.

Những lưu ý cho bộ phận nhân sự trong quá trình chuyển đổi số

Lợi ích là chưa đủ: Thay gì việc khuyến khích cho áp dụng tiện ích công nghệ vì nó tốt thế này, tốt thế kia, HR cần phải tìm cách để nhân viên nên áp dụng chúng theo các cách hấp dẫn hơn, bằng cách cho nhân viên thấy công cụ này hợp với họ, họ sẽ tìm thấy niềm vui hoặc có nhiều thời gian rãnh hơn nếu áp dụng chúng,…

Lưu ý về sự gắn kết: Công nghệ làm NHANH kết nối ảo, nhưng sẽ làm CHẬM kết nối thực tế. Giao lưu, gắn kết nhân viên luôn là vấn đề quan trọng. HR hãy đề xuất các hoạt động gắn kết tất cả các nhân viên một cách sáng tạo, theo dõi sự gắn kết này bằng các cuộc khảo sát nhanh hoặc tạo ra các vòng lặp phản hồi để điều chỉnh.

Lưu ý về cảm xúc: Hạnh phúc không chỉ là về sức khỏe thể chất, mà còn về nhận thức và cảm xúc. HR có thể mở rộng sự hỗ trợ “lương cảm xúc” cho nhân viên, từ các chương trình hỗ trợ nhân viên đến các chương trình tư duy, tập luyện thể thao, dinh dưỡng và tư vấn tài chính,…

Lưu ý về sự đa dạng, công bằng và hòa nhập: Các nhóm nhân viên khác nhau chịu tác động ở những khía cạnh khác nhau, và HR có vai trò đặc biệt ở đây là đảm bảo tính đa dạng, công bằng và hòa nhập với từng người.

Hãy nhớ, chuyển đổi số có thành công hay không phụ thuộc vào bộ phận nhân sự hay bất kỳ riêng ai. Nó là quả ngọt thu được sau cùng của một tập thể đoàn kết, cùng nhau thay đổi. Nhưng là một người HR, bạn hãy là người chủ động trong công cuộc chuyển đổi số, bởi nó vừa giúp bạn tăng năng suất, vừa giúp bạn am hiểu, nắm bắt công nghệ và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, phục vụ cho lộ trình nghề nghiệp trong tương lai của bạn.

Nếu bạn cần hỗ trợ từ các chuyên gia về quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp, đừng ngần ngại hãy liên hệ đến:

  • Văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 13, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 0901 555 063
  • Email: [email protected]