Tìm Hiểu Thực Trạng Các Phần Mềm ERP ở Việt Nam

Những năm gần đây, thị trường ERP ở Việt Nam rất sôi động. Do ngày càng có nhiều doanh nghiệp muốn hoàn thiện công tác quản lý để sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực. Tuy nhiên với tỉ lệ doanh nghiệp SME tại Việt Nam chiếm đến hơn 85% vậy giải pháp Cloud ERP hay On-Premise ERP mới là lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp mới phù hợp cho các doanh nghiệp này. Hãy cùng Codx tìm hiểu chi tiết về ERP, lợi ích của nó và so sánh ưu nhược điểm của các phần mềm ERP ở Việt Nam

I/ Phần mềm quản lý ERP là gì?

ERP được hiểu đơn giản là phần mềm dùng để quản lý toàn bộ nguồn lực của doanh nghiệp. Giúp dễ dàng kiểm soát và phân bổ các yếu tố để phát huy được tối đa các nguồn lực.
Ngoài ra, khi áp dụng phần mềm ERP sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro không đáng có trong quá trình vận hành, giảm thiểu thất thoát. Giúp các phòng ban phát huy tối đa năng lực hoạt động, rút ngắn thời gian và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Các lợi ích của phần mềm ERP gồm:

  • Giúp kiểm soát được dòng tiền, giảm thiểu tối đa chi phí hoạt động
  • Chăm sóc khách hàng tốt hơn, dự báo chính xác lượng khách hàng trong tương lai
  • Quản lý, thống kê và kiểm soát hiệu quả các hoạt động bán hàng ( cả sale và POS)
  • Tiết kiệm thời gian và kiểm soát hiệu quả hơn cho các nghiệp vụ kế toán – tài chính
  • Quản lý hiệu quả kho hàng, không để có hàng tồn, dự báo chính xác lượng hàng dự trữ
  • Kiểm soát hiệu quả các nguồn lực sản xuất

phần mềm erp

>>> Xem thêm: Sự Khác Biệt Giữa Chuyển Đổi Số Và Số Hóa

II. Cloud ERP và On – Premise ERP: Đâu mới là giải pháp phù hợp với đa phần doanh nghiệp Việt Nam?

2.1 Cloud ERP và On-Premise ERP là gì?

Cloud ERP là phần mềm ERP được đặt trên nền điện toán đám mây, thường được lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp và được truy cập bằng trình duyệt web. Các thông tin lưu trữ trên Cloud ERP được bảo mật và kiểm soát bởi nhà cung cấp.

Ngược lại với Cloud ERP, On-Premise ERP thường được cài đặt cục bộ tại máy chủ của doanh nghiệp. Công ty sẽ tự kiểm soát vấn đề bảo mật về dữ liệu của mình. Khả năng tùy chỉnh của On-Premise ERP cao hơn.

2.2. Ưu – Nhược điểm của giải pháp Cloud ERP

a. Ưu điểm:

Chi phí đầu tư: giải pháp Cloud ERP thường có chi phí tương đối thấp, thường được định giá theo dạng gói hoặc đăng ký hằng tháng, hằng năm. Chính vì vậy mà khoản 93% các doanh nghiệp SME Việt nam đang sử dụng hệ thống ERP này.

Vấn đề bảo mật: đây là vấn đề quan tâm bậc nhất của các doanh nghiệp khi quyết định triển khai phần mềm dạng Cloud. Doanh nghiệp cần tìm hiểu nhà cung cấp phần mềm thật sự uy tính, bảo mật dữ liệu theo các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành.

Dễ dàng tích hợp trên nhiều thiết bị: Vì được thiết kế trên hệ thống đám mây, nên Cloud ERP cho phép truy cập trên tất cả các thiết bị như máy tính, điện thoại, ipad một các dễ dàng. Nhên viên và chủ doanh nghiệp có thể truy cập thông tin làm việc, quản lý tình trạng hoạt động của doanh nghiệp tại bất cứ đâu, bất cứ nơi nào.

Tốc độ triển khai: Triển khai dạng Cloud doanh nghiệp không phải mất thời gian đầu tư cơ sở hạ tầng vì thế tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí. Thời gian triển khai đến golive thường từ 3-6 tháng nhanh hơn rất nhiều so với phương pháp triển khai On-Premise.

b. Nhược điểm:

So với giải pháp On-Premise tính tùy biến của giải pháp Cloud ERP không cao.

phần mềm erp

>>> Xem thêm: Quy Trình Quản Lý Tài Sản Doanh Nghiệp

2.3 Ưu – Nhược điểm của giải pháp On-Premise ERP

a. Ưu điểm:

Tính bảo mật: Khi sử dụng giải pháp On-Premise ERP, doanh nghiệp toàn quyền kiểm soát dữ liệu và chịu trách nhiệm toàn bộ thông tin của doanh nghiệp.

Tính tùy biến: doanh nghiệp có thể lựa chọn và yêu cầu nhà cung cấp triển khai các giải pháp phù hợp với đặc thù của riêng doanh nghiệp mình.

Kiểm soát trong môi trường tại chỗ: Doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát hệ thống của họ và duy trì 100% quyền riêng tư. Mọi thay đổi, cấu hình và nâng cấp hệ thống đều được thực hiện theo quyết định của doanh nghiệp.

b. Nhược điểm:

Chi phí: đầu tư cho giải pháp ERP On-premise tương đối lớn vì vậy sẽ gây rủi ro cao cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu triển khai thất bại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn ngân sách của doanh nghiệp.

Bảo trì: đối với mỗi đợt nâng cấp hệ thống hoặc khôi phục khi xảy ra sự cố thì phải kiểm soát từng chi tiết nhỏ của phần cứng, phần mềm. Nếu nguồn lực kỹ thuật và ngân sách hạn chế có thể sẽ trở thành vấn đề lớn, gây trở ngại cho doanh nghiệp.

Triển khai: Thời gian triển khai dạng này tương đối dài, thông thường từ 12-16 tháng, đôi khi sẽ ảnh hưởng đến hoạch động của doanh nghiệp trong thời gian dài.

2.4 Lựa chọn phần mềm ERP cho các doanh nghiệp tại Việt Nam

Trước khi doanh nghiệp lựa chọn và ra quyết định triển khai giải pháp ERP cho công ty của mình cần xem xét mọi khía canh, yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp: nhân sự, tài chính, thông tin….

Điều khác biệt cơ bản giữa Cloud và On-Premise ERP là cách thức vận hành, vì vậy doanh nghiệp cần xác định rõ cơ chế kiểm soát thông tin và nhu cầu tùy biến của doanh nghiệp mình là như thế nào.