Total Rewards Là Gì? Thành phần, vai trò, phân biệt với C&B

Những năm gần đây, nhiều Công ty và tập đoàn lớn đang có xu hướng làm mới việc quản lý nhân sự. Một trong số đó là sử dụng hệ thống Total Rewards. Vậy Total Rewards là gì, đóng vai trò như thế nào? Trong bài viết này, CoDX sẽ đi sâu vào phân tích để đem đến những thông tin hữu ích nhất.

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức quản trị doanh nghiệp của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

Banner ewallet top

1. Total Rewards là gì?

Total Rewards là tổng hợp toàn bộ những lợi ích, chế độ lương thưởng, phúc lợi, sự công nhận, cơ hội thăng tiến,…mà người lao động có thể nhận được khi làm việc tại một tổ chức, doanh nghiệp. 

Theo quan điểm của công ty, Total Rewards System có thể được hiểu là hệ thống tích hợp tất cả các phần thưởng, phúc lợi của công ty dành cho nhân viên. Hệ thống Reward System được thiết kế để đáp ứng nhu cầu cảm xúc của nhân viên. Qua đó người lao động sẽ có động lực làm việc và cống hiến hết mình.

Nguồn tham khảo: https://www.gartner.com/en/human-resources/glossary/total-rewards

Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm Total Rewards là gì thì chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu những thành phần của Total Rewards. Cùng chúng tôi tiếp tục theo dõi nhé!

2. Hệ thống Total Rewards có những thành phần là gì?

Thành phần của Total Rewards là gì? Total Rewards khi được triển khai thành công sẽ mang lại những giá trị tương đối lớn cho cả doanh nghiệp và nhân viên. Một hệ thống phúc lợi minh bạch và rõ ràng sẽ giúp công ty giữ chân nhân viên dễ dàng hơn. Về cơ bản, hệ thống Total Rewards sẽ được triển khai thông qua 5 thành phần chính sau:

  • Hệ thống lương
  • Chính sách và quyền lợi
  • Cân bằng giữa công việc và cuộc sống
  • Sự ghi nhận đóng góp của nhân viên
  • Phát triển nghề nghiệp
các thành phần của total rewards là gì
5 Thành phần quan trọng của hệ thống Total Rewards

2.1 Hệ thống lương

Hệ thống lương ở đây bao gồm lương, thưởng và phụ cấp.

Nhìn chung, tất cả nhân viên, bất kể vị trí nào đều có những kỳ vọng về mức thu nhập của họ. Vì vậy, các công ty phải cung cấp một hệ thống cụ thể và minh bạch về tiền lương và tiền thưởng.

Thông qua việc thiết kế và xây dựng hệ thống Total Rewards, doanh nghiệp có thể thiết lập hệ thống lương thưởng cụ thể, rõ ràng, minh bạch. Hơn thế nữa, một hệ thống lương chuẩn còn có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản, cần thiết cho mỗi nhân viên.

2.2 Chính sách và quyền lợi

thành phần total rewards
Chính sách và quyền lợi tốt sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài

Chính sách và quyền lợi của nhân viên được hiểu là những phúc lợi cơ bản mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần trang bị. Theo báo cáo của Gallup, 69% nhân viên quyết định gắn bó với doanh nghiệp nếu họ được hưởng những chính sách phúc lợi tốt. Có thể thấy rằng, chính sách và quyền lợi cũng là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tìa và tạo sự gắn kết lâu dài giữa nhân viên và tổ chức.

Doanh nghiệp bắt buộc phải cũng cấp đầu đủ các phúc lợi cơ bản cho nhân viên như: bảo hiểm sức khỏe, hoạt động teambulding, chế độ hưu trí,…Ngoài ra, tùy thuộc vào văn hóa doanh nghiệp mà ban lãnh đạo có thể bổ sung các chế độ phúc lợi khác như: ăn trưa, phụ cấp xăng xe, happy hour mỗi thứ 6,…

2.3 Cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Đối với một số trường hợp, doanh nghiệp cũng có các chính sách hỗ trợ để đảm bảo người lao động có thể làm việc hiệu quả nhất. Một trong những hình thức hệu quả và được nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công trong mùa dịch Covid vừa qua là làm việc online, làm việc từ xa,…

Việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống giúp doanh nghiệp có thể linh động hơn trong quá trình quản lý nhân viên những vẫn đảm bảo mang lại hiệu quả như mong đợi. Đặc biệt đối với những công việc yêu cầu môi trường làm việc thoải mái và tính sáng tạo cao thì đây là một chính sách không thể bỏ qua.

2.4 Sự ghi nhận đóng góp của nhân viên

Ghi nhận sự đóng góp khi cần thiết giúp nhân viên cảm thấy những công sức, cống hiến của mình được công nhận và tán tưởng. Doanh nghiệp có thể công nhận nhân viên dưới nhiều hình thức khác nhau như: phần thưởng, quà tặng nhân viên, tuyên dương công khai,…Các chương trình ghi nhận nền thức hiện đúng thời điểm và thường xuyên để khích lệ nhân viên kịp thời.

ghi nhận, công nhận nhân viên
Ghi nhận sự đóng góp giúp nhân viên cảm thấy được trân trọng và công sức bỏ ra được công nhận

Bên cạnh đó, thông qua các chương trình công nhận nhân viên, doanh nghiệp có thể tìm ra những nhân tố tiềm năng và giao cho họ những trọng trách phù hợp. Bên cạnh đó, chương trình công nhận hiệu quả sẽ thúc đẩy tính cạnh tranh trong công việc giữa các thành viên trong tổ chức.

Việc thực hiện chương trình khen thưởng theo ví thưởng điện tử nhân viên CoDX E-Wallet sẽ giúp doanh nghiệp chủ động phần quà tặng phù hợp với nhu cầu của nhân viên. Bên cạnh đó, hình thức này còn giúp doanh nghiệp xây dựng được văn hóa doanh nghiệp theo khung năng lực cốt lõi, thiết lập văn hóa trao và nhận từ chính đồng nghiệp. Đồng thời vẫn đáp ứng mọi nhu cầu của nhiều nhóm nhân viên khác nhau.

Ví thưởng điện tử CoDX cho phép nhân viên đổi điểm thưởng được nhận sang quà tặng hiện vật, evoucher, dịch vụ…. tùy theo sở thích cá nhân theo kho thưởng của công ty. Với chương trình này, nhân viên sẽ được đánh giá theo thời gian thực. Có thể chủ động xem được thành tích của mình dựa quỹ điểm nhận. Từ đó, điều chỉnh tác phong công việc, nâng cao năng suất. 

PHẦN MỀM VÍ THƯỞNG NHÂN VIÊN CODX E - WALLET

thông điệp tuyên dương
ví thưởng nhân viên
ví thưởng nhân viên
ví thưởng nhân viên
ví thưởng nhân viên
ví thưởng nhân viên

Ví thưởng nhân viên giúp doanh nghiệp xây dựng chương trình phúc lợi linh hoạt, cân bằng lương vật chất và lương cảm xúc, khen thưởng bằng sự thấu hiểu. Thông qua việc trao - tặng điểm thưởng, tích lũy và đổi quà để tăng mức độ hài lòng và trải nghiệm nhân viên với 3 chức năng chính:

  • Nhân viên trao lời cảm ơn, thiệp chúc mừng/quà tặng/điểm tặng đến đồng nghiệp của mình vì sự giúp đỡ hoặc thành tích mà họ đạt được.
  • Quản lý có thể trao lời cảm ơn, thiệp chúc mừng/quà tặng/điểm tặng đến nhân viên của mình vì sự hợp tác hoặc thành tích mà họ đạt được ngay lập tức.
  • Nhân viên có thể tự tưởng thưởng cho mình bằng cách lựa chọn quà tặng mình thích

Đăng ký dùng thử CoDX e-Wallet để được trực tiếp trải nghiệm dùng thử phần mềm 30 ngày.

banner ví thưởng

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

2.5 Phát triển nghề nghiệp

Thành phần cuối cùng hệ thống Total Rewards là gì? Đó chính là sự phát triển nghề nghề nghiệp hay cơ hội thăng tiến. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn thường chú trọng và đầu tư vào tiềm năng phát triển nghề nghiệp của nhân viên. Họ thường tạo cơ hội để nhân viên học tập, nâng cao kỹ năng chuyên môn và tao môi trường làm việc thoải mái nhất để nhân viên có thể phát triển một cách toàn diện. 

Có thể nói, sự thăng tiến trong công việc chính là mong muốn “thầm kín” của nhiều cá nhân, bên cạnh lương thưởng. Một công ty có nhiều cơ hội thăng tiến bao giờ cũng sẽ thu hút được nhiều nhân tài cống hiến và gắn bó dài lâu.

3. Vai trò của hệ thống Total Rewards là gì?

Vai trò của hệ thống Total Rewards trong doanh nghiệp được thể hiện ở những điểm sau:

  • Hệ thống Nhân tài: Khi được áp dụng thành công, Total Rewards sẽ giúp các công ty giảm chi phí tuyển dụng bằng cách tận dụng nhân tài sẵn có.
  • Thương hiệu nhà tuyển dụng: Một hệ thống Total Rewards hiệu quả có thể được xem như một đặc trưng nổi bật và thương hiệu của doanh nghiệp. Đây là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình tuyển dụng đồng thời giúp tăng hiệu quả tuyển dụng của công ty.
  • Chế độ lương thưởng minh bạch: Thể hiện rõ ràng lương cơ bản, chế độ thưởng và các ưu đãi, đặc quyền khác dành cho người lao động.
  • Quản lý hiệu suất: Để khen thưởng một cách hiệu quả, các công ty cần liên kết chính sách trả thưởng với hệ thống quản lý hiệu suất.
  • Công nhận và Khen thưởng: Việc khen thưởng và sự công nhận giúp nhân viên có động lực và hiểu rằng họ được đánh giá cao và có giá trị.
  • Sự kế thừa nhân sự: Thông qua các chương trình phát triển chuyên môn, những tài năng chủ chốt được lựa chọn và liên tục bồi dưỡng. Khi một nhân viên rời công ty, sẽ có một nhân viên khác thay thế ngay lập tức.
  • Đào tạo và Phát triển: Thông qua việc liên tục nâng cao kiến ​​thức và kỹ năng, hệ thống Total Rewards giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của các cá nhân và đội nhóm.
  • Giữ chân: Thông qua các chính sách đãi ngộ và kế hoạch thăng tiến, Total Rewards sẽ gián tiếp xây dựng các chiến lược giữ chân nhân viên nhằm hạn chế các yếu tố lãng phí nhân tài đồng thời quá trình giữ chân nhân viên cũng dễ dàng hơn.
  • Đào tạo và hội nhập: Với các chính sách hữu ích, Total Rewards tạo điều kiện thuận lợi cho những nhân viên mới hòa nhập với văn hóa công ty. Qua đó họ tự tin gắn bó lâu dài và nâng cao hiệu quả công việc.
Vai trò của hệ thống Total Rewards là gì?
Hệ thống Total Rewards giúp kéo gần khoảng cách giữa nhân viên và doanh nghiệp

4. Cách xây dựng chiến lược Total Rewards hiệu quả

Doanh nghiệp xây dựng chiến lược Total Rewards càng sớm thì sẽ có thể nhanh chóng thu về càng nhiều lợi ích. Vậy, cách để xây dựng chiến lược Total Rewards là gì? Dưới đây là 5 bước cơ bản để doanh nghiệp thiết lập hệ thống Total Rewards hiệu quả:

  • Bước 1: Đánh giá tổng quan hiện trạng Total Rewards 
  • Bước 2: Tìm hiểu nhu cầu của nhân viên về Total Rewards
  • Bước 3: Lập biểu đồ với các thành phần của Total Rewards
  • Bước 4: Chọn thành phần phù hợp
  • Bước 5: Thực hiện và đo lường kết quả

Bước 1: Đánh giá tổng quan hiện trạng Total Rewards

Trước tiên, để có cái nhìn tổng quan về chiến lược Total Rewards của doanh nghiệp bạn cần thực hiện đánh giá hiện trạng ở thời điểm hiện tại. Một trong những yếu tố quan trọng cần xác định là:

  • Những phúc lợi, chính sách có trong hệ thống Total Rewards là gì?
  • So sánh mức độ tổng khen thưởng của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường chung.
  • Mức độ hài lòng của nhân viên đối với chính sách phúc lợi, khen thưởng, đãi ngộ mà doanh nghiệp đang cung cấp.
  • Đâu là chính sách được nhân viên yêu thích hoặc không yêu thích nhất?

Bước 2: Tìm hiểu nhu cầu của nhân viên về Total Rewards là gì?

Sau khi đã có những đánh giá tổng quan ban đầu, bạn cần phải tìm hiểu những “nổi lòng” của nhân viên về chiến lược Total Rewards. Theo đó, mỗi cá nhân sẽ có những mong cầu khác nhau về đãi ngộ, lợi ích mà doanh nghiệp cung cấp. Để có thể giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp thực hiện các cuộc khảo sát đối với toàn thể nhân viên để tìm ra hình thức phù hợp nhất.

nhu cầu của nhân viên về total rewards là gì
Tìm hiểu nhu cầu của nhân viên về Total Rewards

Bước 3: Lập biểu đồ với các thành phần của Total Rewards

Bước tiếp theo trong quá trình xây dựng chiến lược Total Rewards là gì? Đó chính là lập biểu đồ cho các thành phần cần có. Biểu đồ cần được trình bày dựa trên điều kiện thực tế của doanh nghiệp về nguồn lực, quy mô, chi phí,… Trong đó, 2 thành phần chính cần có đó là Total Rewards doanh nghiệp có thể cung cấp và những gì mà nhân viên mong muốn.

Khi lập biểu đồ, doanh ghiệp cần lưu ý các yếu tố sau đây:

  • Lựa chọn các thành phần trong hệ thống Total Rewards dựa trên nguyên tắc công bằng, công khai và minh bạch.
  • Chọn thành phần phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp những vẫn phải mnag đển giá trị thúc đẩy cho sự nỗ lực của nhân viên.

Bước 4: Chọn thành phần phù hợp

Sau khi lập biểu đồ và đối chiếu với bảng thành phần ban đầu, bạn cần lựa chọn ra những yếu tố Total Rewards phù hợp. Thông thường, quá trình chọn lựa và ra quyết định cần có sự góp mặt của các cấp điều hành, quản lý cấp cao cùng nhau quyết định và đưa ra kết quả sau cùng qua nhiều vòng thảo luận.

Chọn thành phần total rewards phù hợp
Quá trình chọn lựa và ra quyết định thành phần Total Rewards cần có sự quyết định các cấp điều hành

Bước 5: Thực hiện và đo lường kết quả

Sau khi tất cả giai đoạn chuẩn bị và lên kế hoạch hoàn thành thì doanh nghiệp cần áp dụng chiến lược Total Rewards vào môi trường thực tế. Sau một khoảng thời gian thực hiện, bạn nên tiến hành đó lường hiệu quả của của chiến lược và có những thay đổi cho phù hợp.

Sau đây là những chỉ số phản ánh mức độ thành công của chiến lược Total Rewards mà doanh nghiệp cần theo dõi và đánh giá:

  • Tỷ lệ giữ chân nhân viên theo từng giai đoạn, chu kỳ.
  • Năng suất làm việc của nhân viên
  • Mức độ hài lòng của nhân viên.
  • Mức độ gắn kết trong công việc và đối với tổ chức.
  • Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc theo từng giai đoạn, chu kỳ.
  • Chi phí cho các thành phần phúc lợi nhân viên

5. Phân biệt Total Rewards và C&B

Tuy có những điểm khác biệt nhất định, nhưng trên thực tế tại Việt Nam hiện nay, các nhân viên C&B thường đảm nhận cả vai trò quản lý Total Rewards. Điều này làm cho nhiều người thường lầm tưởng rằng Total Rewards và C&B là một. Bảng so sánh dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ được sự giống và khác nhau giữa C&B và Total Rewards  là gì.

Phân biệt Total Rewards và C&B
Bảng so sánh giữa Total Rewards và C&B

 

Hy vọng những thông tin trong bài giúp bạn hiểu được Total rewards là gì. Trong thời đại số ngày nay, khi thị trường lao động ngày càng sôi nổi thì việc thu hút và giữ chân những nhân viên xuất sắc luôn là bài toán khó của các nhà quản lý Nhân sự. Thấu hiểu điều đó CoDX mang đến công cụ Ví thưởng nhân viên. Giải pháp giúp các doanh nghiệp thể hiện tất cả các phần thưởng dành cho nhân viên một cách linh hoạt, dễ dàng và nhanh chóng. Áp dụng phần mềm quản lý thi đua sẽ mang đến nhiều lợi ích như thúc đẩy nhân viên làm việc đầy cảm hứng, sẵn sàng đóng góp thời gian, tài năng ở mức cao nhất.

Banner ewallet bot

Quản lý nhân sự sẽ không hề khó khăn nếu doanh nghiệp biết ứng dụng những giải pháp phù hợp. Để có thêm thông tin chi tiết về Ví thưởng nhân viên CoDX, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn cụ thể.

>> Tìm hiểu thêm: