Trải nghiệm nhân viên là khái niệm không còn xa lạ trong thời kỳ chuyển đổi số hiện nay. Một trải nghiệm nhân viên tốt sẽ đem đến những hiệu quả kinh doanh và giúp doanh nghiệp dễ đạt được các mục tiêu đề ra. Vậy trải nghiệm nhân viên là gì và cách thiết kế trải nghiệm nhân viên trong doanh nghiệp như thế nào để đạt hiệu quả, cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.
I. Trải nghiệm nhân viên là gì?
Trải nghiệm nhân viên (Employee Experience) sẽ bao gồm tất cả các điểm chạm mà một nhân viên trải qua, từ môi trường làm việc, các hoạt động liên quan đến nhân sự, truyền thông nội bộ, văn hóa cho đến các cơ sở vật chất, trang thiết bị họ sử dụng.
Đây là yếu tố cần có để đem lại sự gắn kết cho nhân viên. Nâng cao trải nghiệm nhân viên giúp họ hạnh phúc và từ đó năng suất lao động ngày càng cao.
II. Thiết kế trải nghiệm nhân viên
Theo các nghiên cứu trải nghiệm nhân viên luôn gắng với trải nghiệm khách hàng. Vì vậy, khi trải nghiệm nhân viên càng tốt tương ứng với mức độ hài lòng của khách hàng càng cao.
Chính vì vậy, các nhà quản lý đã áp dựng được rất nhiều trong việc cải thiện trải nghiệm khách hàng nhằm tăng trải nghiệm nhân viên. Trong đó 3 yếu tố mà doanh nghiệp có thể tận dụng là:
- Phân khúc nhân viên (từ phân khúc thị trường).
- Hành trình trải nghiệm nhân viên (từ hành trình trải nghiệm của khách hàng).
- Điểm chạm trải nghiệm nhân viên.
>>> Xem thêm: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp- Tuyên dương nhân viên cùng CoDX
4.1. Phân khúc nhân viên
Không phải nhân viên nào đề có mong muốn cùng cơ hội phát triển, lịch trình làm việc hay các phần thưởng. Vì vậy sẽ dẫn đến những ứng xử khác nhau trong công việc và giao tiếp. Do đó, doanh nghiệp cần nắm rõ nhu cầu của từng đối tượng nhân viên. Từ đó thiết kế những dự án hoặc trải nghiệm phù hợp với từng nhân viên.
Có thể phân khúc nhân viên dựa vào các yếu tố:
- Vị trí công việc
- Thứ tự công việc
- Phòng ban làm việc
- Mô hình kinh doanh
- Vị trí địa lý
Bên cạnh đó với các doanh nghiệp lớn, bộ phận nhân sự có thể bố trí nhóm quan sát và thử nghiệm để tìm ra mong muốn của nhân viên. Hiểu được phân khúc nhân viên khác nhau sẽ giúp họ có trải nghiệm tốt hơn.
4.2. Hành trình trải nghiệm nhân viên
Một công cụ khác mà bộ phận nhân sự có thể tận dụng từ trải nghiệm khách hàng là hành trình trải nghiệm.
Đối với khách hàng, hành trình trải nghiệm là các bước khách hàng đến với doanh nghiệp đến lúc đưa ra quyết định mua hàng. Còn đối với nhân viên, hành trình trải nghiệm là các quá trình họ làm việc tại công ty.
Theo Harvard Business Review nghiên cứu, 10 bước trong hành trình trải nghiệm nhân viên gồm:
- Tìm kiếm nguồn và tuyển dụng.
- Trước khi gia nhập vào công ty.
- Gia nhập vào doanh nghiệp (các buổi định hướng và huấn luyện ban đầu).
- Phúc lợi và đãi ngộ.
- Các hoạt động học tập và phát triển tiếp theo.
- Các hoạt động giao tiếp, tương tác và tham gia vào các cộng đồng trong công ty.
- Thưởng và công nhận.
- Kế hoạch làm việc, đánh giá và phản hồi.
- Sự thăng tiến trong công việc.
- Nghỉ hưu, chấm dứt hợp đồng hoặc từ chức.
Trong mỗi bước hành trình trải nghiệm, doanh nghiệp cần xác định mong muốn của nhân viên so với thức tế để điều chỉnh văn hóa làm việc phù hợp với nguyện vọng của nhân viên và mục tiêu, yêu cầu của doanh nghiệp.
Bước đầu phân khúc và hành trình trải nghiệm nhân viên là bước điệm rút ngắn khoản cách mối quan hệ giữa nhân viên và công ty.
>>> Xem thêm: Các Giai Đoạn Trong Hành Trình Trải Nghiệm Nhân Viên Trong Doanh Nghiệp
4.3. Điểm chạm trải nghiệm nhân viên
Khi đã rõ phân khúc nhân viên và từng bước trong hành trình trải nghiệm của họ, thì bước tiếp theo doanh nghiệp cần biết họ sẽ tương tác như thế nào với môi trường làm việc.
Điểm chạm trải nghiệm nhân viên (touchpoint) chính là công cụ tiếp theo các cấp quản lý có thể tham khảo từ trải nghiệm khách hàng.
Trong hành trình khách hàng, điểm chạm là nói đến các công cụ mà khách hàng từng bước kết nối với thương hiệu. Còn điểm chạm trải nghiệm nhân viên nói về các công cụ mà nhân viên sẽ tiếp xúc trong suốt vòng đời làm việc tại công ty.
Các điểm chạm quan trọng mà doanh nghiệp cần chú ý là:
- Thương hiệu tuyển dụng
- Các hoạt động trong giai đoạn hội nhập: giúp nhân viên hào hứng và có sự chuẩn bị tốt hơn tại môi trường làm việc mới.
- Xác định nhu cầu đào tạo nhân viên: giúp nhân viên cảm thấy đc quan tâm, thấu hiểu và sự phát triển của bản thân
- Sự truyền đạt của lãnh đạo: giúp nhân viên hiểu hơn về mục tiêu của doanh nghiệp
- Phát triển sự nghiệp: giúp nhân viên thấy được sự nghiệp thăng tiến rõ ràng, minh bạch.
- Phân chia công việc rõ ràng: giúp nhân viên hiểu được trách nhiệm, vai trò và đóng góp của mình cho doanh nghiệp.
- Tính toán lương thưởng: xây dựng quy trình chấm công, tính lương rõ ràng, minh bạch.
- Kết nối với nhân viên cũ: giúp tăng mối quan hệ và gia tăng số lượng khách hàng tiềm năng của công ty.
>>> Xem thêm: Nghệ Thuật Gia Tăng Trải Nghiệm Nhân Viên Trong Cuộc Đua Giữ Chân Nhân Tài
5. Chiến lược trải nghiệm nhân viên
Tổng hợp các thông tin trên có thể giúp doanh nghiệp lựa chọn phương pháp thiết kế trải nghiệm nhân viên phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp mình.
Tùy từng đối tượng nhân viên mà doanh nghiệp cần có chính sách phù hợp, đưa ra phân tích, cải tiến trải nghiệm và xem như đây là một chiến lược lâu dài của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, con người và hoàn cảnh xã hội luôn thay đổi. Vì vậy doanh nghiệp cần liên lục nâng cấp trải nghiệm để đáp ứng những nhu cầu mới của họ, nhưng luôn đảm bảo gắng liền với lợi ích và mục tiêu của công ty. Điều này sẽ giúp tăng hiệu quả làm việc và động lực của đôi bên.
6. Tổng kết
Qua bài viết này chúng tôi đã cung cấp cho bạn các thông tin cơ bản để thiết kế nên trải nghiệm nhân viên trong công ty. Có thể nói, nhân viên chính là khách hàng tiềm năng và trung thành nhất của doanh nghiệp bạn. Vì vậy hãy trân trọng và luôn cải thiện trải nghiệm của họ trong suốt quá trình làm việc tại doanh nghiệp.
Nếu cần đội ngũ tư vấn về trải nghiệm nhân viên, đừng ngại ngần liên hệ chúng tôi để được cung cấp các công cụ hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển doanh nghiệp của bạn.
Chi tiết liên hệ
CÔNG TY TNHH HỢP TÁC CHUYỂN ĐỔI SỐ CODX
SDT: 0901.555.063
Email: info@codx.vn