Cùng với công nghệ thông tin hiện đại, Thẻ Kanban là phương pháp hỗ trợ hữu hiệu giúp nhà quản lý dễ dàng kiểm soát thông tin, số lượng linh kiện trong từng quy trình sản xuất. Vậy thẻ Kanban là gì cùng CoDX tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
I. Thẻ Kanban là gì?
Thẻ Kanban (tiếng Anh: Kanban Card) là một công cụ để vận hành hệ thống JIT (Just-in-time). Đó là một chiếc nhãn hoặc thẻ, thường được bọc bên trong một bao bì nhựa.
Mỗi Kanban được gắn vào hộp linh kiện khi chuyển qua từng công đoạn lắp ráp. Người lao động ở công đoạn nhận linh kiện từ công đoạn trước phải để lại 1 Kanban đánh dấu việc chuyển giao số lượng linh kiện.
Linh kiện qua hết các công đoạn trong dây chuyền lắp ráp, Kanban đã được điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu và gửi ngược lại vừa để lưu công việc đã hoàn tất, vừa để yêu cầu cung ứng linh kiện tiếp theo.
Kanban được áp dụng theo 2 hình thức:
– Thẻ rút (Withdrawal Kanban): chi tiết chủng loại, số lượng linh kiện qui trình sau nhận từ qui trình trước.
– Thẻ đặt (Production – Ordering): chi tiết chủng loại, số lượng linh kiện qui trình sau phải thực hiện.
>>> Xem thêm: Phần mềm quản trị sản xuất cho doanh nghiệp
II. Nội dung trên thẻ Kanban
Trên Kanban, thường chứa những thông tin sau:
- Tên chi tiết, sản phẩm được sản xuất
- Sức chứa của thùng Kanban
- Địa chỉ, kí hiệu của qui trình làm việc trước.
- Địa chỉ, kí hiệu của qui trình sau
Ngoài các thông tin chủ yếu đó, thì tuỳ vào loại Kanban và tuỳ vào tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà có thể có thêm những thông tin khác.
III. Lợi ích của thẻ Kanban
- Là công cụ hướng dẫn: là công cụ hướng dẫn sản xuất và vận chuyển. (Sản xuất chi tiết, sản phẩm nào, vận chuyển bao nhiêu…).
- Tự kiểm tra: để ngăn ngừa sản xuất thừa. Mỗi công đoạn tự kiểm tra để đảm bảo chỉ sản xuất những chi tiết, sản phẩm với số lượng cần thiết, tại thời điểm cần thiết.
- Kiểm tra bằng mắt: thẻ Kanban không chỉ chứa thông tin bằng số mà còn chứa thông tin vật lí. (Ví dụ: các thẻ Kanban màu trắng, xanh lá, và vàng: màu trắng hoặc xanh thì chưa cần sản xuất ngay, màu vàng là tín hiệu việc sản xuất phải được bắt đầu).
- Cải tiến hoạt động: Kanban duy trì mức tồn kho tối thiểu, giảm chi phí sản xuất, nhờ vậy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn.
- Giảm chi phí quản lí: Hệ thống Kanban cũng giúp giảm chi phí quản lí do hoạch định ngắn hạn không cần nữa, bởi bản chất kéo của hệ thống.
>>> Xem thêm: Các Phần Mềm ERP Miễn Phí Tốt Nhất Hiện Nay
IV. Nguyên tắc sử dụng Kanban
- Nguyên tắc 1: quá trình sau chỉ lấy đi các sản phẩm cần thiết từ quá trình trước với số lượng cần thiết ở thời điểm cần thiết.
- Nguyên tắc 2: Quá trình sản xuất số lượng bằng số lượng đã lấy đi
- Nguyên tắc 3: những chi tiết sản phẩm bị lỗi không được chuyển đến quá trình sau
- Nguyên tắc 4: Tối thiểu số Kanban
- Nguyên tắc 5: Kanban được sử dụng để hiệu chỉnh đối với sự thay đổi nhỏ trong nhu cầu
- Nguyên tắc 6: số lượng các bộ phận chi tiết sản phẩm thực tế chứa trong hộp hoặc đóng gói phải bằng với số lượng ghi trên Kanban.