Nghỉ Chế Độ Thai Sản 2023 Theo Quy Định Mới Nhất

Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi mà người lao động (NLĐ) được hưởng khi tham gia BHXH. Những vẫn đề xoay quanh đến việc nghỉ chế độ thai sản mới nhất được quy định như thế nào? Tất cả nội dung đó, sẽ được CoDX chia sẻ đến bạn qua bài viết sau.

1. Chế độ thai sản là gì?

Đây là một trong những quyền lợi của người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng. Bao gồm cả lao NLĐ nữ và NLĐ nam trong giai đoạn từ khi khám thai cho đến nuôi con nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Nhằm hỗ trợ và đảm bảo một phần thu nhập, sức khỏe cho NLĐ nữ từ lúc mang thai, sinh con đến nuôi con nhỏ, hay thực hiện các biện pháp tránh thai. Cũng như quyền lợi cho lao động nam khi vợ sinh con.

2.Các điều kiện được nghỉ chế độ thai sản 2023

Điều kiện để nghỉ chế độ thai sản theo điều Điều 31 Luật BHXH năm 2014 và Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì NLĐ phải đáp ứng cả 2 điều kiện sau:

2.1 Về đối tượng

NLĐ thuộc một trong các đối tượng sau:

nghỉ chế độ thai sản

2.1 Về thời gian đóng BHXH

Việc đóng BHXH bao lâu thì mới được hưởng nghỉ chế độ thai sản này:

  • Theo quy định tạc các điểm b,c,d Điều 31 NLĐ đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi.
  • Cũng tại điểm b khoản 1 Điều này nếu NLĐ đã đóng BHXH đủ 12 tháng trở lên. Nhưng phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền. Thì NLĐ phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh.

Khi đáp ứng cả 2 điều kiện tại 2.1 và 2.2 thì NLĐ có thể làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản theo đúng quy định pháp luật.

Nếu NLĐ chỉ đáp ứng 1 trong 2 điều kiện trên thì sẽ không đượng hưởng chế độ thai sản theo quy định.

3. Nghỉ chế độ thai sản 2023 cho vợ

Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về nghỉ chế độ thai sản 2023 nhé!

3.1 Thời gian nghỉ thai sản – Nghỉ thai sản khi khám thai – Nghỉ khi sinh – Nghỉ khi sảy thai – Nghỉ sau sinh

nghỉ chế độ thai sản

Theo các điều Điều 32, 33, 34,35,36 và 37 của Luật BHXH năm 2014 và hướng dẫn của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì thời gian nghỉ chế độ thai sản 2023 của NLĐ nữ như sau:

Thời gian nghỉ khám thai:

  • Sau đây là cách tính 5 ngày nghỉ khám thai cho NLĐ nữ là sẽ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần và thời gian nghỉ cho mỗi lần là 1 ngày. Trường hợp cơ sở khám chữa bệnh ở xa. Hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì thòi gian nghỉ cho mỗi lần vậy là 02 ngày.
  • Thời gian nghỉ hưởng chế độ tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, tết ngày nghỉ hằng tuần.

Thời gian nghỉ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

NLĐ nữ được nghỉ việc hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý theo chỉ định của các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền như sau:

  • Thai dưới 5 tuần tuổi thì được nghỉ 10 ngày
  • Thai từ 5 đến dưới 13 tuần tuổi được nghỉ 20 ngày
  • Thai từ 13 đến dưới 25 tuần tuổi được nghỉ 40 ngày
  • Thai từ 25 tuần tuổi trở lên được nghỉ 50 ngày

Thời gian nghỉ hưởng chế độ tính cả ngày nghỉ lễ, tết ngày nghỉ hằng tuần theo quy định.

Thời gian nghỉ khi sinh con:

nghỉ chế độ thai sản

Một vài lưu ý đối với NLĐ:

  • Thời gian nghỉ chế độ thai sản 2023 cho vợ hưởng chế độ của NLĐ Nam được tính trong 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh.
  • Thời gian hưởng chế độ được tính là thời gian đóng BHXH.
  • Sau sinh nếu con dưới 2 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ 4 tháng kể từ ngày sinh.
  • Nếu con lớn hơn 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ 02 tháng tình từ ngày con chết và thời gian nghỉ này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng.
  • Trường hợp mẹ mất sau khi sinh thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Thời gian nghỉ khi sinh con:

Ngoài việc hưởng chế độ theo quy định tại điều 33 khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của bộ luật BHXH 2014. Thì NLĐ nữ sau khi đi làm lại trong 30 ngày đầu tiên nếu sức khỏe chưa ổn định có thể nghĩ dưỡng từ 05-10 ngày cụ thể như:

  • Nếu sinh từ hai con trở lên một lần: Tối đa 10 ngày
  • Sinh con mổ thì tối đa 07 ngày
  • Các trường hợp khác tối đa 05 ngày

Lưu ý là doanh nghiệp hay người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Đối với NLĐ nữ vì lý do mang thai, kết hôn hay nghỉ thay sản nuôi con nhỏ dưới 12 tháng theo Điều 37 của bộ luật lao đông 2018.

3.2 Mức hưởng chế độ thai sản

nghỉ chế độ thai sản

Sau đây là cách tính tiền thai sản 2023:

Mức hưởng chế độ = Tiền lương bình quân đóng BHXH 6 tháng liền kề x số tháng nghỉ việc sinh và nuôi con x100%

Mức lương cơ sở sẽ là căn cứ để tính tiền trợ cấp một lần sinh con cho NLĐ theo điều 38 của Luật BHXH 2014 quy định.

Cũng tại Điều 41 Luật BHXH thì sau khi NLĐ nữ hưởng chế độ thai sản đi làm lại trong khoảng 30 ngày tính từ ngày đầu tiên quay lại làm việc. Nếu sức khỏe chưa hồi phục thì được nghĩ dưỡng sức thêm từ 05-10 ngày. Và được hưởng trợ cấp dưỡng sức 30% mức lương cơ sở.

Ví Dụ: Để bạn dễ hình dung CoDX sẽ dẫn chứng một ví dụ để bạn dễ nắm:

Tiền lương bình quân đóng BHXH của chị A là 5 triệu đồng/tháng, được xét nghỉ sinh 06 tháng, cách tính tiền thai sản sẽ tính như sau:

Mức hưởng chế độ thai sản = 5.000.000 x 6 = 30.000.000 VNĐ

Trường hợp nếu sức khỏe chị A vẫn chưa tốt và được các bác sĩ chỉ định cần nghỉ thêm thì tiền phục hồi sau sinh của chị A sẽ là: 490.000 đồng x 30% = 447.000 đồng. (Tính đến thời điểm hiện tại mức lương cơ sở vẫn 1.490.000 đồng).

4.Quy định về nghỉ chế độ thai sản của chồng

nghỉ chế độ thai sản

Khi vợ sinh con, chồng có tham gia BHXH vẫn được hưởng chế độ thai sản và nghỉ làm hưởng đầy đủ lương. Cụ thể theo quy định tại khoản 2, điều 34 của Luật BHXH 2014 thì:

  • Vợ sinh thường 1 con được nghỉ 05 ngày làm việc
  • Vợ sinh mổ hoặc con dưới 32 tuần tuổi thì được nghỉ 07 ngày làm việc
  • Nếu sinh đôi được nghỉ 10 ngày, nếu sinh ba thì mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc nhưng không quá 14 ngày.
  • Vợ sinh đôi trở lên phải mổ thì được nghỉ 14 ngày làm việc

Lưu ý: thời gian nghỉ sẽ tính trong vòng 30 ngày kể từ ngày vợ sinh. Nếu nghỉ trước thời gian trên thì được tính là nghỉ phép hoặc nghỉ không lương.

5. Doanh nghiệp có nên xây dựng chính sách nghỉ chế độ thai sản riêng?

Khi số hóa đang dần thay thế và có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động.  Thì việc áp dụng các phương pháp hiện đại vào quản trị nhân lực sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn về nhu cầu phúc lợi và nhu cầu cảm xúc của nhân viên.

Ví thưởng nhân viên giúp doanh nghiệp xây dựng các chương trình phúc lợi đa dạng, linh hoạt, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả.

Bằng sự linh hoạt và ứng dụng công nghệ thông minh Ví Thưởng Nhân Viên mang đến các loại “Lương cảm xúc” như sau:

  • Các chương trình chăm sóc sức khỏe
  • Chế độ chăm sóc con nhỏ/ trợ cấp cho trẻ
  • Chế độ làm việc linh hoạt/ từ xa
  • Hỗ trợ phát triển cá nhân
  • Tiện nghi giải trí/ quyền lợi hội viên

Con người là yếu tố chủ lực trong sự thúc đẩy phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt là trong thời đại số hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh về thị trường mà còn cạnh tranh nhau về đội ngũ nhân lực giàu chuyên môn, giỏi nghiệp vụ. Do đó, xây dựng một chính sách phúc lợi linh hoạt, mang tính trải nghiệm đáp ứng nhu cầu cảm xúc của nhân viên.  Đây sẽ là đòn bẩy cho doanh nghiệp bạn nổi bật hơn so với các doanh nghiệp khác.

Trên đây là toàn bộ thông tin về nghỉ chế độ thai sản 2023 theo quy định của Luật BHXH 2014. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức thật bổ ích về vấn đề này. Và đừng quên tiếp tục theo dõi nhiều thông tin hay từ CoDX nhé!