Lời Nhận Xét Đánh Giá Nhân Viên Hay Chuyên Nghiệp Khéo Léo

Một lời nhận xét đánh giá nhân viên hay chuyên nghiệp khéo léo đóng vai trò hết sức cần thiết. Đây được xem là một phướng thức giúp nhà quản trị nhìn nhận, đánh giá năng lực nhân viên sau một thời gian dài gắng bó với doanh nghiệp. CoDX sẽ giúp nhà quản trị tìm hiểu những câu đánh giá nhân viên phù hợp theo từng khía cạnh công việc. Để lời nhận xét đánh giá nhân viên dễ dàng tự nhiên hơn hãy cùng tham khảo nội dung sau nhé.

Bạn đang đọc bài viết trên trang tin quản trị doanh nghiệp của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

Bài viết cùng chủ đề:

1. Sử dụng lời nhận xét đánh giá nhân viên khi nào?

Nhận xét đánh giá nhân viên mới sau đào tạo: đây là điều cần thiết. Bởi việc tuyển dụng chỉ mới là bước đầu, để rèn luyện nhân viên mới trở nên xuất sắc cần phải có những buổi đào tạo. Sau khi đào tạo thì cần có những đánh giá nhận xét để có những định hướng. Giúp nhân viên phát huy tốt khả năng hiện có hoặc có những chính sách phù hợp để giữ chân nhân tài.

Đưa ra lời nhận xét đánh giá nhân viên định kỳ: Việc đánh giá sẽ giúp doanh nghiệp quy hoạch nhân sự chính xác. Lời nhận xét đánh giá đúng sẽ mang lại Employee Experience,  họ cảm thấy được công nhận từ đó giúp khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên thêm hăng say, tăng năng suất.

2. Lời nhận xét đánh giá nhân viên chuyên nghiệp khéo léo

lời nhận xét đánh giá nhân viên

2.1 Lời nhận xét hay về đánh giá hiệu quả công việc

đánh giá thực hiện công việc ở nhiều góc độ nhưng đối với nhà quản lý thì hiệu quả công việc vẫn được chú trọng đầu tiên. Đây là cách thể hiện năng lực của nhân viên có đang phù hợp với công việc hiện tại hay không. Do đó, những lời nhận xét đánh giá 360-degree feedback sẽ là một phần quan trọng hỗ trợ việc quản lý nhân viên. Sau đây là những cách nhận xét các thành viên trong tổ một cách khách quan nhất. 

Tuyên Dương:

  • Chủ động và có thái độ cầu tiến tích cực trong công việc. Hoàn thành tối đa 100% công việc được giao
  • Có những sáng kiến hay, thiết thực, tự tìm hiểu thu thập thông tin vận dụng tốt nguồn tài nguyên.
  • Đặt ra những mục tiêu cụ thế và đo lường sự cố gắng bằng việc hoàn thành các mục tiêu đề ra
  • Chịu trách nhiệm với phần công việc phụ trách
  • Sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp khi cần thiết

Phê Bình:

  • Công việc thì làm dang dở, hay bị xao nhãng và không đạt hiệu quả như mong đợi.
  • Bị động và không có thái độ tích cực trong công việc ủa bản thân.
  • Thiết lập mục tiêu không phù hợp .
  • Ôm đồm nhiều việc,dẫn đến công việc chung bị trì tuệ, không hoàn thành đúng hạn
  • Chưa phối hợp tốt với đồng nghiệp và hay có thái độ đỗ lỗi cho người khác.
>>> Xem ngay BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN THEO KPI giúp đánh giá chuẩn nhất hiệu quả công việc <<<

2.2 Nhận xét đánh giá nhân viên về các kỹ năng mềm

lời nhận xét đánh giá nhân viên

Kỹ năng làm việc nhóm

Lợi ích khi làm việc nhóm hiệu quả là một trong những chìa khóa quan trọng góp phần thúc đẩy hiệu quả, tiến độ công việc giữa các thành viên.

Theo những kết quả theo dõi và giám sát nhà quản trị có thể đưa ra tiêu chí đánh giá nhân viên như sau:

+ Tuyên Dương:

  • Tin thần đồng đội cao, đoàn kết và phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên.
  • Mỗi thành viên là một đóng góp nhất định trong công việc chung.
  • Mối quan hệ và bầu không khí trong đội nhóm tích cực.
  • Sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau hết lòng vì công việc.
  • Lắng nghe và tiếp thu những kiến thức và kỹ năng mới từ các thành viên.

+ Phê Bình:

  • Không có tinh thần trách nhiệm với đội nhóm, chỉ lo hoàn thành tốt công việc của mình.
  • Thiếu sự lắng nghe, không xem trọng các ý tưởng, sáng kiến của các thành viên, dẫn đễn tạo khoảng cách giữa cá nhân với đội nhóm.
  • Thiếu sự hợp tác cũng như không có ý định chia sẻ kiến thứcbản thân đến mọi người.

> Xem ngay:

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp khéo léo, thông minh sẽ là chì khóa mở cửa thành công. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng hỗ trợ nhà quản trị rất nhiều trong việc thu phục lòng người.

Một vài những lời nhận xét hay về đồng nghiệp, nhân viên mà nhà quản trị có thể sử dụng như sau:

 + Tuyên Dương:

  • Nói chuyện một cách tự tin, trồi chảy, mạch lạc với tất cả mọi người. Khả năng mở rộng và xây dựng các mối quan hệ cởi mở và tự nhiên.
  • Tạo nên các bầu không khí tích cực cũng như tương tác giao tiếp hiệu quả với các thành viên trong đội, nhóm, dự án.
  • Biết lắng nghe và có những đóng góp, phản hồi 360 feedback mang tính xây dựng tích cực.
  • Biết tóm tắt vắn gọn vấn đề một cách dễ hiểu dễ nghe và mạch lạc.
  • Truyền đạt thông tin quan trọng chính xác kịp thời.

+ Phê Bình:

  • Rụt rè thụ động trong giao tiếp, hoặc thiếu tự tin trước các thành viên trong đội, nhóm, dự án hay quản lý.
  • Diễn đạt ý kém, dài dòng, phức tạp không logic làm mất thời gian và gây khó hiểu. Truyền đạt các thông tin quan trọng không chính xác và không kịp thời.
  • Thiếu sự tập trung , lắng nghe và không có những đóng góp ý kiến mang tính xây dựng.
  • Không có trách nhiệm nhận lỗi và hay đổ lỗi cho người khác.

Kỹ năng lãnh đạo

lời nhận xét đánh giá nhân viên

Đối với những nhân viên ở vị trí leader thì kỹ năng lãnh đạo là một trong những kỹ năng cần thiết. Đây là một kỹ năng giúp người leader dẫn dắt thành viên trong đội nhóm. Quyết định mức độ hoàn thành và hiệu suất công việc của team.

Sau đây là những lời nhận xét hay về đồng nghiệp, nhân viên mà bạn có thể tham khảo:

+ Tuyên Dương:

  • Tạo không khí thân thiện đoàn kết, thấu hiểu đến từng thành viên trong đội nhóm.
  • Nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự chủ động và trung thực trong công việc.
  • Tận tình dẫn dắt, đào tạo nhân viên mới.
  • Nắm và hiểu được khả năng của từng thành viên mà có sự phân công công việc hiệu quả và phù hợp.
  • Luôn lắng nghe và đưa ra những phương hướng giúp đỡ những khó khăn mà các thành viên gặp phải trong công việc.

+ Phê Bình:

  • Có xu hướng áp đặt và ra lệnh. Cũng như tạo khoảng cách, khó gần và thiếu kiên trì, thấu hiểu với các thành viên trong đội, nhóm.
  • Không nhận được sự tín nhiệm từ các thành viên.
  • Thiếu sự lắng nghe, thấu hiểu về khả năng làm việc của các thành viên trong đội nhóm. Làm việc theo cảm tính dẫn đến bầu không khí không tích cực, thiếu đoàn kết và ảnh hưởng đến hiệu quả chung của team.

>>> Cần biết: Collaboration là gì? Cách áp dụng hiệu quả cho doanh nghiệp

Kỹ năng giải quyết vấn đề linh hoạt

Sự linh hoạt trong công việc luôn được đánh giá cao. Việc thích ứng và linh hoạt sẽ giúp nhân viên có thể thích nghi với những quyết định, ứng phó tốt trong công việc.

Những nhận xét hay về sự linh hoạt của nhân viên mà các nhà quản lý có thể sử dụng:

+ Tuyên Dương:

  • Luôn tạo ra một môi trường làm việc năng động và tích cực.
  • Luôn bắt kịp những thay đổi của thị trường, công việc, đối tác và có những đề xuất phản ứng thay đổi kịp thời.
  • Sẵn sàng và bình tĩnh trước những tình huống, luôn có những hành động phản xạ kịp thời cho những tình huống đó.
  • Chủ động tham gia các hoạt động đào tạo của cơ quan, tổ chức
  • Lắng nghe và tiếp nhận những góp ý từ cấp trên và mọi người xung quanh

+ Phê Bình:

  • Thụ động và lúng túng khi có những tình huống bất ngờ xảy ra
  • Không để ý đến những thay đổi trong công việc, không nhạy bén để đưa ra những phương pháp giải quyết để thích nghi với thay đổi đó
  • Không biết từ chối lời đề nghị của người khác và nhận nhiều việc không cần thiết.
  • Không đón nhận và mất bình tĩnh trước những thay đổi trong công việc.
  • Chưa có sự tập trung vào nhiệm vụ ưu tiên thay vì làm nhiều việc để hoàn thành công việc được giao.

Có thể bạn quan tâm:

2.3 Lời nhận xét đánh giá nhân viên về sự chuyên cần

lời nhận xét đánh giá nhân viên

Tính chuyên cần là một phẩm chất mà mỗi nhân viên cần có. Việc đi làm đúng giờ không chỉ thể hiện sự tôn trọng đồng nghiệp, đội nhóm mà còn thể hiện tin thần trách nhiệm với công việc của mình. Sau đây là một số cách nhận xét các thành viên trong tổ hay về tính chuyên cần của nhân viên có thể tham khảo:

+ Tuyên Dương:

  • Đúng giờ theo quy định có mặt tại công ty, tại các cuộc họp và dự án
  • Chủ động sắp xếp lịch trình phù hợp với bản thân và đội nhóm
  • Đảm bảo hiệu suất công việc, và hoàn thành các công việc được giao.
  • Ít vắng mặt hoặc khi có vắng mặt thì luôn có lý do chính đáng chi sự vắng đó

+ Phê Bình:

  • Thường xuyên đến muộn khi đi làm và có mặt trễ tại các cuộc họp, dự án
  • Không nắm bắt lịch làm việc, nên chưa quản lý tốt công việc mà cá nhân đó được giao
  • Vắng mặt không lý do và mức độ thường xuyên
  • Lơ là công việc và hiệu suất không đảm bảo dẫn đến chậm trễ tiến độ ảnh hưởng đến công việc chung của đội nhóm.

>>> Xem ngay: Làm sao để nâng cao năng suất của nhân viên

2.4 Mẫu câu nhận xét hay về khả năng sáng tạo

lời nhận xét đánh giá nhân viên

Nhân viên có khả năng sáng tạo, có ý tưởng hay là thế mạnh để giúp đơn vị, doanh nghiệp có những giải pháp táo bạo và vượt trội hơn so với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Khả năng sáng tạo của một nhân viên  cần được đề cao và nuôi dưỡng.

Sau đây là những lời nhận xét hay về đồng nghiệp, đánh giá về khả năng sáng tạo của họ trong công việc:

+ Tuyên Dương:

  • Luôn có những ý tưởng mới sáng kiến khả thi cho doanh nghiệp
  • Có những góc nhìn mới lạ để giải quyết vấn đề đặt ra
  • Có thẩm mỹ và tạo nét đặc trưng riêng trong công việc.
  • Tạo điều kiện cho trí tưởng tượng, óc sáng tạo phát triển.

+ Phê Bình:

  • Không tiếp thu ý tưởng, bảo thủ chỉ muốn làm việc theo quy trình
  • Chỉ thay đổi theo yêu cầu không ủng hộ miễn cưỡng chấp nhận
  • Thiếu đi sự sáng tạo, không truyền được cảm hứng sáng tạo đến đồng nghiệp
  • Cứng nhắc, không chấp nhận rủi ro khi thực hiện các ý tưởng sáng kiến mới.

2.5 Lời nhận xét đánh giá nhân viên về khả năng ứng dụng công nghệ

Khi công nghệ số đang là xu thế và xâm nhập vào mọi lĩnh vực đời sống. Thì khả năng ứng dụng công nghệ sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả công việc hơn và tối ưu nguồn lực. Cách nhận xét các thành viên trong tổ hay nhận xét qua những câu nói mà nhà quản lý có thể tham khảo như sau:

+ Tuyên Dương:

  • Có kiến thức và nền tảng hay có kinh nghiệm sử dụng công nghệ đạt hiệu quả cao.
  • Nắm và hiểu những khái niệm về kỹ thuật, công nghệ.
  • Luôn vận dụng và đi đầu việc áp dụng công nghệ vào công việc.
  • Luôn tìm tòi và ứng dụng công nghệ, phần mềm vào doanh nghiệp giúp nâng cao năng suất thời gian, nhân lực

+ Phê Bình:

  • Thiếu kiến thức, không có ý định học hỏi tìm tòi, lắng nghe và ứng dụng công nghệ.
  • Cải thiện hiểu biết của bản thân về công nghệ.
  • Gặp khó khăn khi áp dụng công nghệ vào công việc.

Ngoài ra, nhân viên cũng có thể đưa ra những ý kiến đóng góp cho công ty. Với mục đích góp ý, cải thiện môi trường làm việc. 

Có thể bạn quan tâm:

3. Tại sao phải nhận xét đánh giá nhân viên?

lời nhận xét đánh giá nhân viên

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Lời nhận xét đánh giá nhân viên là việc cần thiết và không thể thiếu trong doanh nghiệp. Việc đánh giá khách quan, minh bạch đúng người sẽ giúp khen thưởng nhân viên kịp thời, đúng thời điểm. Khích lệ tinh thần của nhân viên làm việc và tạo động lực cho nhân viên để họ phấn đấu hoàn thành công việc tốt hơn nữa. Ngược lại, đây cũng là cơ sở để nhắc nhở hoặc để doanh nghiệp có những động thái cụ thể hơn đối với những nhân viên làm việc không hiệu quả. Nếu làm được như vậy, doanh nghiệp sẽ sở hữu cho mình một nguồn lực vừa giỏi về chuyên môn, vừa giỏi về đạo đức. Góp phần thúc đẩy tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh với đồi thủ.

Chủ đề liên quan: