Các Loại Lương Cảm Xúc Trong Quản Trị Nguồn Lực

Cuộc chiến giữa các nhà tuyển dụng để giành lấy nhân tài chưa bao giờ hạ nhiệt. Những biến động  nguồn lực không ngừng quanh các thế hệ Millennials và thế hệ Z đang tạo ra cuộc cách mạng mới. Đối với các thế hệ này họ không đặt nặng vấn đề tài chính mà họ quan tâm hơn vào chất lượng cuộc sống. Cũng như sự linh hoạt trong con đường thăng tiến sự nghiệp. Việc áp dụng các loại lương cảm xúc vào việc quản trị nguồn lực và giữ chân nhân tài là điều khôn ngoan cho các doanh nghiệp hiện nay.

Có lẽ khái niệm Lương cảm xúc không phải là một khái niệm mới mẻ. Lương cảm xúc là một phần trong các chính sách lương bổ sung về mặt giá trị cảm xúc. Mang lại lợi ích cao hơn cho đời sống nhân viên thông qua các ưu đãi hoặc tặng quà. Đâu vừa là 1 nhân tố dùng để thu hút và giữ chân nhân tài vừa là đòn bẩy tạo nên sự thành công cho thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Các Loại Lương Cảm Xúc Điển Hình trong quản trị nguồn lực

Sau đây là một số các loại lương cảm xúc điển hình các nhà quản trị có thể linh hoạt sử dụng tùy theo mô hình hay tính chất doanh nghiệp của mình, cùng CoDX tham khảo nhé:

1. Sự linh hoạt trong chế độ làm việc

Xem thêm: Giải pháp quản trị nguồn nhân lực kỷ nguyên số

Trong giai đoạn giãn cách xã hội do đại dịch covid mang đến. Chúng ta thấy rằng các văn phòng truyền thống đang dần thay đổi để thích ứng linh hoạt trướcnhững biến động. Các môi trường làm việc Co-working hay Work from home đang trở nên phổ biến hơn. Và đang được các ứng viên thời đại mới xem trọng và trở thành những quyền lợi mấu chốt.

Một ngày 8 tiếng gắn chặt với văn phòng khiến cho các nhân viên công sở cảm thấy bức bối. Họ cảm thấy không thể tận hưởng trọn vẹn thời gian làm việc tại văn phòng và ảnh hưởng đến quỹ thời gian còn lại của mình.

Do đó, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể áp dụng thời gian linh hoạt cho nhân viên của mình. Sau cho phù hợp với các tính chất, đặc thù của đơn vị. Có thể cho nhân viên về sớm làm bù vào những ngày sao hoặc có những buổi tập gym sau những giờ làm việc căng thẳng…vv.

2. Có các gói chăm sóc sức khỏe và chăm lo về hưu

Đây có lẽ là 1 trong các kiểu lương cảm xúc được thiết kế sẵn và không thể thiếu của doanh nghiệp.  Ngoài việc chăm sóc sức khỏe và  kế hoạch nghỉ hưu cho nhân viên. Thì các nhà quản trị cần lưu ý và bổ sung thêm các chương trình hỗ trợ khác như khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Hoặc các chế độ chăm sóc thai sản cho nhân viên nữ…vv.

Hiện nay có vẻ kế hoạch nghỉ hưu tại Việt Nam chưa phải là yếu tố được quan tâm. Tuy nhiên các nhóm lợi ích về sức khỏe khác lại được đa dạng rất nhiều như các hạn mục: ung thư,  hay các dịch vụ tư vấn tâm lý, trầm cảm sau sinh…vv.

3. Sự hỗ trợ phát triển và hoàn thiện cá nhân

Xem thêm: Bảng Thành Tích – Công cụ xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả

Mọi thứ có thể dần thay đổi hay mất đi, nhưng kiến thức thì vẫn mãi còn đó. Việc học tập, trao dồi và phát triển cá nhân sẽ ngày quan trọng hơn. Các nhà quản trị nên chủ động tạo ra các khóa huấn luyện, đào tạo chuyên môn, hay các buổi tọa đàm chia sẻ về kỹ năng, tình hình tổ chức và thị trường… để mang đến những cơ hội giúp nhân viên phát triển năng lực và nâng tầm giá trị mình lên. Vừa kích thích nhân viên đổi mới vừa góp phần vào sự phát triển lâu dài của tổ chức.

4. Ngày nghỉ cuối tuần hay những ngày nghỉ phép bổ sung

Khi nhân viên làm việc quá căng thẳng và mệt mỏi sẽ tác động rất lớn đến chất lượng và hiệu suất công việc. Việc xây dựng các chế độ nghỉ phép hợp lý sẽ giúp nhân viên nạp lại đầy  đủ năng lượng và sẵn sàng hơn cho các nhiệm vụ, kế hoạch mới.

5. Các tiện nghi giải trí hay quyền lợi hội viên

Không phải doanh nghiệp nào cũng đủ tiềm lực để xây dựng không gian giải trí tiện nghi cho cho nhân viên của mình sau giờ làm việc. Chẳng hạn như: phòng gym, thư viện, hồ bơ, khu vui chơi thu nhỏ….vv. Đây có thể được xem là mấu chốt tạo nên sự khác biệt  giữa các doanh nghiệp.

Mặt khác, nếu không đủ tiềm lực doanh nghiệp có thể thay đổi hình thức bằng việc trao những vé tặng tham gia các lớp yoga, thiền, vé xem phim, hoặc các voucher ăn uống cùng gia đình…vv. Cũng là một trong những phương pháp tạo nên giá trị cảm xúc thiết thực được nhân viên yêu thích.

6. Các chế độ chăm sóc và trợ cấp con nhỏ

Đây có thể là một chế độ mà các nhân viên lập gia đình cực kỳ thích. Việc phải tốn chi phí chăm sóc trẻ và thuê người trông trẻ là vấn đề khó khăn hiện nay. Khiến cho nhân viên bị phân tâm họ không thể toàn tâm 100% cho công việc.

Doanh nghiệp có thể  khắc phụ trình trạng này bằng việc có các chế độ hỗ trợ cho con em nhân viên. Hoặc có những khu chăm sóc trẻ em tại công ty để nhân viên mang con cùng đi làm. Dù có phải OT hay có các cuộc hợp đột xuất thì các bậc phụ huynh cũng an tâm mà không ảnh hưởng công việc.

7. Phương tiện di chuyển đi lại

Việc công ty chuẩn bị xe hoặc phụ cấp cho các cá nhân có nhu cầu đi công tác là việc thường thấy và phổ biến. Bên cạnh đó, tùy theo tài chính mà công ty có thể có thêm các gói quyền lợi khác như: Bảo hiểm xe cộ, phí bảo trì cho xe, hay tiếp nhiên liệu chẳng hạn.

8. Hoặc các dịch vụ hỗ trợ khác

Có thể đơn giản là gọi xe hộ, đặt hộ thức ăn đồ uống, hỗ trợ tư vấn pháp lý…..vv. Từ những điều nhỏ và chi tiết như trên. Nhân viên cũng có thể cảm nhận được sự quan tâm và mức độ coi trọng của công ty chức dành cho mình. Góp phần xây dựng lòng trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp.

Tạm kết:

Những yếu tố về mặt tinh thần sẽ mang lại ý nghĩa cụ thể và giá trị hơn. Điều này sẽ tạo nên những bước đột phá, động lực làm việc cho nhân viên.

Với giải pháp Ví Thưởng Nhân Viên sẽ giúp doanh nghiệp triển khai các loại Lương cảm xúc một cách dễ dàng, linh hoạt, chi phí tiết kiệm nhưng mang lại hiệu quả cao. Nâng cao trải nghiệm nhân viên giữ chân nhân tài.